Tầm quan trọng của việc có những “nỗ lực nhỏ” đều đặn hàng ngày như thế nào?
1.01^365 = 38
1.00^365 = 1
0.99^365 = 0.03
Đây là một phép so sánh mang tính biểu tượng, hàm ý là*“Nếu mỗi ngày chúng ta chỉ cần nỗ lực, cố gắng tốt hơn 10% so với ngày hôm trước, thì chỉ sau 1 năm (365 ngày), kết quả sẽ là 38 so với việc mỗi ngày chúng ta đứng yên, và gấp ~1267 lần so với việc mỗi ngày chúng ta “thỏa hiệp” hay nói cách khác là kém đi 1%.
Trong một bài viết trước đó, anh có viết về Summer Learning Gap – đó là 1 nghiên cứu kéo dài 25 năm của nhà xã hội học Karl Alexander thuộc đại học Johns Hopkins, Mỹ.
Ông đã theo dõi, kiểm tra trình độ học vấn, khả năng đọc hiểu và kiến thức nói chung của trẻ em tiểu học, phân loại theo tầng lớp gia đình: nghèo, trung lưu và giàu có. Điểm trung bình của học sinh nghèo kém hơn học sinh giàu 1 chút vào lớp 1, nhưng sau 4 năm, chênh lệch điểm trung bình đã tăng gấp đôi (và sự khác biệt này càng ngày càng tăng, kéo dài đến khi trưởng thành).
Ban đầu, người ta cho rằng sự khác biệt này là do các trẻ em nghèo lười hơn, ham chơi hơn, ít thời gian học hơn do phải nỗ lực giúp đỡ bố mẹ kiếm tiền,… Nhưng khi đi vào phân tích kỹ lưỡng, thì Alexander đưa ra kết luận “Sự khác biệt trong kết quả học tập của học sinh giàu và học sinh nghèo, thực chất đến từ những nỗ lực trong thời gian không ở trường – đó chính là 3 tháng hè“.
Trong thời gian nghỉ hè, Học sinh giàu được bố mẹ cho đi học ngoại khóa, thăm bảo tàng, tham gia trại hè,… Còn học sinh nghèo thì chỉ quanh quẩn ở nhà xem TV, hoặc đi chơi với lũ bạn cùng khu phố, quên hết bài học ở lớp. Hiện tượng này được gọi là Summer Learning Gap, và năm này qua năm khác càng ngày càng khiến sự chênh lệch giữa học sinh giàu và học sinh nghèo tăng lên.
Vậy để lọt vào top 1% những người thành công? thì chúng ta cần làm gì?
Bản thân chúng ta cũng sẽ có những “Summer Learning Gap”, nếu chúng ta không nỗ lực
Ví dụ như chúng ta có 1 – 2 tiếng hàng tối để học tập, nghiên cứu, phát triển bản thân đọc thêm vài trang sách, bỏ ra 30 phút nghe 1 podcast, đăng ký học 1 khóa học online, dành thời gian 15 – 20p mỗi ngày,.…. nếu chúng ta khỏa lấp các khoản “gap” đó thì chúng ta đang chính là 1.01, còn nếu k làm gì thì sau 1 năm vẫn là 1, và thậm chí nếu chúng ta từ bỏ 1 số thói quen tốt thì có thể chúng ta chính là 0.99 và sau 1 năm còn 0.03.
Hiểu về sức mạnh của cấp số nhân – nỗ lực nhỏ, kết quả lớn
Não người thường không có sự cảm nhận tốt về cấp số nhân, chúng ta quen với những gì mang tính chất tuyến tính: phóng xe nhanh gấp đôi, thường gian giảm 1/2; bỏ đi 1/2 số táo trong giỏ thì cân năng sẽ giảm 1/2,….Chúng ta thường bỏ qua hoặc không có khả năng tưởng tượng cấp số nhân có ảnh hưởng đến mức nào đến cuộc sống của mình, nhưng hãy nhìn những ví dụ sau:
- Khởi phát từ 300 người, chỉ sau 1 tháng dịch COVID tại Mỹ đã lây nhiễm cho gần 1 triệu người
- Warren Buffet bắt đầu đầu tư từ năm 15 tuổi với số tiền khởi đầu là $6000, mỗi năm ông đặt mục tiêu duy trì lợi nhuận trung bình 22%, đến nay ông đã có hàng chục tỷ. Ông không cần những phi vụ đầu tư đổi đời, chỉ đơn giản là duy trì được tỷ suất trên trong suốt hàng chục năm
- Một phép toán khác, Nếu bạn bỏ 2 triệu mỗi tháng vào tiết kiệm từ năm 20 tuổi, với lãi suất 8%/năm, đến năm 60 tuổi bạn sẽ có 6.2 tỷ. Nếu bạn đợi đến 30 tuổi mới bắt đầu tiết kiệm, số tiền bạn bỏ vào tài khoản giảm đi 240 triệu (24 triệu mỗi năm x 10 năm), nhưng số tiền bạn nhận được lúc về hưu chỉ còn 2.7 tỷ. “Lãi kép là kỳ quan thứ 8 của thế giới.
Nguyên lý của cấp số nhân cũng hoàn toàn có thể áp dụng được trong việc nỗ lực phát triển và học tập, ví dụ:
- Hồi xưa anh không có thói quen đọc sách, thích thì đọc mà k thích thì thôi, sau đó anh nỗ lực, cố gắng bắt đầu với 5p mỗi ngày, rồi nhích dần lên là 10p sau 1 tuần, 15p sau 2 tuần,…. đến giờ thì anh có thể dễ dàng ngồi đọc hết 1 quyển sách trong một ngày
- Tương tự, học online, ban đầu chưa quen, cố dành 5p, 10p, 15p,…. rồi dần dần là biến thành thói quen, mỗi ngày 1 – 2 tiếng học tập,….
- Bơi lội, hồi xưa a chỉ có khả năng bơi được 1 vòng bể (50m) mà đã thở không ra hơi, nhưng anh nỗ lực mỗi ngày nhích thêm tí, giờ a có khả năng bơi 15 vòng liên tục không ngừng nghỉ,…
- Ngay cả việc viết CV, cũng vậy, anh sẽ chẳng bao giờ nhận được offer cho vị trí mình mong muốn nếu anh không nỗ lực học hỏi những sai lầm khi viết CV và chỉnh sửa nó.
Hiểu về nguyên lý của cấp số nhân và nghiên cứu của Summer Learning Gap, chúng ta sẽ thấy đâu cần phải làm gì lớn lao, chỉ cần mỗi ngày cố gắng nỗ lực thêm 1 tí, chỉ sau 1 năm chúng ta đã là một kết quả rất khác biệt rồi. Đầu năm 2021, mỗi chúng ta cùng hiểu và ứng dụng cấp số nhân bằng cách mỗi ngày tốt thêm 1 tí, cố gắng thêm 1 tí,.. một nỗ lực tối thiểu nhưng sau đó sẽ có 1 kết quả cực bất ngờ sau khoảng một thời gian dài. Hãy thử nỗ lực cố gắng:
- Khởi đầu với đọc 5 trang sách, tăng thêm 1 trang mỗi ngày
- Khởi đầu với học online 5p, tăng thêm 1 phút mỗi ngày
- Khởi đầu với chạy bộ 1km, tăng thêm 100m mỗi ngày
- Khởi đầu làm quen với 1 bạn mới 1 tháng, tăng thêm 1 bạn mỗi ngày,…
Thông qua bài viết này, anh thương chúc các bạn, những bạn trẻ đang đứng trước chặng hành trình mới của cuộc đời, “chân cứng đá mềm”, không ngại thử thách và luôn nỗ lực vượt quá mọi chông gai phía trước các em nhé!
“Qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai” – phải không nào?
—————————
CareerPrep xin gửi đến các bạn một số bài viết chất lượng khác từ tác giả Hưng Lưu như:
- Đừng đi làm như những chú chó, hãy đi làm như một con mèo!
- Kỹ năng chuyển đổi là gì? Tại sao nhóm kỹ năng này lại quan trọng?
- 100 ý tưởng: Phương pháp giúp tư duy tốt hơn
Nếu bạn vẫn đang loay hoay trên con đường tìm việc hay tìm kiếm định hướng cho bản thân mình, hãy thử tham khảo ở nội dung này của CareerPrep nhé!
Về tác giả bài viết
Hưng Lưu, một Marketers đã có gần 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, khởi nghiệp,… Hiện tại anh đang là giám đốc Marketing tại BHL Education – một trong những tập đoàn đầu tư giáo tư lớn nhất tại Việt Nam.
Anh là admin tại cộng đồng Insights & Advancements – Tâm sự chuyện “Nghề”
Đọc thêm về kinh nghiệm làm việc của tác giả tại đây