Những lỗi thường gặp khi viết email ứng tuyển

Email ứng tuyển

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Công nghệ đã làm thay đổi cách nhà tuyển dụng và ứng viên kết nối và giao tiếp với nhau. Chúng ta tìm việc qua các trang web, các nền tảng mạng xã hội…, và ứng tuyển bằng cách gửi CV qua email. Chiếc email ứng tuyển chính là lời chào và là phương tiện kết nối đầu tiên của bạn đến với nhà tuyển dụng.

Chính vì thế, chiếc email ứng tuyển đầu tiên bạn gửi cho nhà tuyển dụng đóng một vai trò rất quan trọng. Ngoài việc có một chiếc CV tốt thì có một chiếc email chỉnh chu, rõ ràng sẽ giúp bạn nổi bật tạo được ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng giữa hàng nghìn email ứng tuyển họ phải nhận trong một ngày.

Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều ứng viên (đặc biệt là các bạn Fresher, Newbie mới đi làm) không biết cách viết một chiếc email ứng tuyển đúng cách. Điều này sẽ khiến bạn mất điểm rất nhiều trong mắt nhà tuyển dụng.

Email ứng tuyển là gì?

Email ứng tuyển là những gì bạn viết trực tiếp trên email khi gửi CV đến nhà tuyển dụng. Nó sẽ là một bản nội dung ngắn gọn về những kinh nghiệm cũng như những kĩ năng có liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển để giúp HR hiểu được sơ bộ về bạn trước khi đọc CV. Ngoài ra email ứng tuyển còn giúp bạn thể hiện được mong muốn của bạn đối với công việc đó với HR. Đương nhiên rồi, giữa hai chiếc CV có năng lực như nhau nhưng một bên lại thể hiện được thái độ cầu tiến của họ với công việc thì sẽ có cơ hội được nhận cao hơn nhiều!

Những lỗi thường gặp khi viết email ứng tuyển

  1. Tên email.

Nhiều bạn sử dụng những email cá nhân với những cái tên như cobemituot@gmail.com, congchuabongbong@gmail.com . Những email này không nên sử dụng khi bạn sử dụng trong công việc cũng như học tập, nó sẽ khiến những người khác nghĩ rằng bạn là một người thiếu chuyên nghiệp và để lại ấn tượng xấu về bạn đối với người nhận.

Bạn cũng nên chú ý tên email của bạn khi gửi đi, xem liệu bạn có dùng địa chỉ email của công ty cũ để gửi mail cho công ty mới không. Nếu làm như vậy, bạn sẽ khiến người nhận mail cảm thấy bạn thiếu tôn trọng đối với họ.

Gợi ý của mình trong những trường hợp này là bạn hãy tạo một email riêng mới để sử dụng cho công việc và cả học tập, có thể chứa họ tên bạn cùng một vài con số dễ nhớ như ngày sinh, năm sinh…. Ví dụ như leminhanh241099@gmail.com. 

  1. Gửi email không có tiêu đề, nội dung

Với một lượng lớn email nhà tuyển dụng nhận về mỗi ngày, nếu bạn gửi đến một chiếc email không đầu không cuối như ở dưới đây, họ sẽ có thể bị trôi mất email bạn gửi đến, hoặc tệ hơn nữa email của bạn sẽ bị cho vào mục spam, thư rác.

  1. Sao chép nội dung email trên mạng

Hiện nay trên mạng có rất nhiều Template mẫu cho bạn tham khảo, tuy nhiên lại có rất nhiều ứng viên bê nguyên nội dung trong Template mẫu trên mạng về email xin việc của mình, điều này là sai hoàn toàn vì:

  • Thứ nhất, giống như đôi giày size 38 không thể vừa chân của tất cả mọi người. Mỗi người có một trình độ, một kĩ năng, kinh nghiệm riêng trong CV của mình, và email ứng tuyển trên mạng không thể phù hợp với tất cả mọi CV của mọi người. Sẽ ra sao nếu HR đọc nội dung email xin việc bạn giới thiệu rằng mình có nhiều trải nghiệm trong ngành Marketing nhưng trên thực tế bạn chỉ là fresher mới đi Thực tập 6 tháng.
  • Thứ hai, hàng ngày nhà tuyển dụng phải nhận hàng trăm email ứng tuyển, khi họ phải đọc hàng trăm email có nội dung giống nhau, họ sẽ cảm thấy chán ngắt và thậm chí không muốn đọc. 

Nếu muốn tạo ấn tượng, tự bạn phải viết email xin việc, sáng tạo và trình bày theo ý mình. Vừa gây thích thú cho người đọc thư, bạn còn thể hiện được bản thân, tạo sự mới mẻ cho nhà tuyển dụng.

  1. Nội dung email quá sơ sài hoặc quá lan man

Nếu nội dung email của bạn quá sơ sài, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thấp về bạn. Nhưng họ cũng không muốn đọc một email dài lê thê như văn mẫu. Một email ứng tuyển chuẩn cần súc tích, ngắn gọn nhưng đầy đủ các nội dung cần thiết để:

  • Giới thiệu được bản thân bạn 
  • Giới thiệu kĩ năng và kinh nghiệm của bạn
  • Lý do bạn phù hợp với công việc
  1. Đề cập quá nhiều đến lợi ích cá nhân
email ứng tuyển
Nguồn: Unplash

Đừng chỉ viết trong email: “Em mong muốn được làm trong môi trường năng động, mức đãi ngộ tốt và có một người sếp tốt để học hỏi…”. Bạn hãy nhớ công ty thuê bạn về để bạn tạo ra giá trị cho họ. Vì thế khi viết email, bạn hãy chứng minh được những giá trị mà bạn sẽ mang đến cho công ty nếu họ tuyển bạn.

  1. Không có chân email.

Email ứng tuyển chuyên nghiệp bắt buộc phải có phần chân (footer) của email. Phần chân email sẽ bao gồm 

  • Chữ ký
  • Họ tên đầy đủ của bạn
  • Thông tin liên lạc (email, số điện thoại)

Nếu bạn đang có chức danh nào đó mà bạn muốn nêu ra thì cũng cho vào phần này.

  1. Những lỗi nhỏ khác
  • Viết sai chính tả: Thường thì phần này bị rất nhiều bạn xem nhẹ và bỏ qua, tuy nhiên nó sẽ thể hiện được sự chuyên nghiệp của bạn khi viết email. Vì vậy hãy kiểm tra lại thật kĩ một lượt trước khi nhất nút “Send”.
  • Quên đính kèm file CV: Rất nhiều bạn sau khi đã soạn xong email đẹp đẽ chuẩn chỉnh lại quên…gửi file CV – phần quan trọng nhất của email xin việc. Một tip nhỏ cho bạn ở đây là hãy gắn file trước khi soạn email để tránh quên mất file nhé.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có được một chiếc email đúng chuẩn hơn. Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số bài viết giúp bạn hoàn thiện hơn trong quá trình ứng tuyển của mình. Chúc bạn tìm được công việc mơ ước.

Đọc thêm: Câu chuyện CV- Đâu là những từ có thể “hủy hoại” chiếc CV tiếng Anh của bạn?

Đọc thêm: Chưa có kinh nghiệm nên CV nhạt nhòa, làm sao đây?

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

5 cấp độ Marketing bạn nên biết

5 CẤP ĐỘ TỐI THƯỢNG CỦA MARKETING: DOANH NGHIỆP CỦA BẠN ĐÃ ĐẠT ĐẾN ‘CẢNH GIỚI’ NÀO? Là 1 marketers hay là chủ doanh nghiệp, bạn có biết mình đang nằm ở cấp độ nào