Logistics là gì zậy?

Logistics

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

CareerPrep tin rằng Logistics hiện nay không còn là một cái tên quá xa lạ đối với gen Z . Đây đang là một ngành khá là hot và đang là xu thế lựa chọn ngành nghề của các bạn trẻ  có định hướng chọn theo kinh tế.

Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ tất tần tật Logistics là gì, có thể các bạn đã có phần nào đó hiểu rằng Logistics là quản lý chuỗi cung ứng đúng nhưng chưa đủ. Vậy hãy cùng Careerprep đi tìm hiểu thử xem Logistics là gì nhé! Careerprep tin là bài viết này sẽ giúp cho các bạn đang muốn lựa chọn ngành Logistics có một cái nhìn tổng quan hơn đó!

1. Như thế nào là Logistics?

logistics
Nguồn: Unplash

Theo Hội đồng quản trị Logistics Hoa Kỳ (LAC- The US. Logistics Administration Council): “Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu thô của hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và những thông tin liên quan từ khâu mua sắm nguyên vật liệu đến khi được tiêu dùng, nhằm thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng”.

Có thể hiểu đơn giản, Logistics là một chuỗi nhiều hoạt động xoay quanh hàng hóa như: đóng gói, bao bì, lưu trữ hàng hóa, kho bãi, bảo quản, vận chuyển hàng hóa… Các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được đáng kể khoản chi phí vận chuyển, tránh việc “đội giá” sản phẩm và tăng mức lợi nhuận thu được nếu thực thi hoạt động Logistics hiệu quả.

Hiện nay, ở Việt Nam, hầu hết những nhà chuyên môn đều đồng ý rằng dùng từ “hậu cần” để giải thích cho “Logistics là gì” thì vẫn chưa thực sự thể hiện được đầy đủ ý nghĩa về ngành Logistics hiện đại. Do vậy hiện nay, Việt Nam vẫn luôn giữ nguyên từ “Logistics” để chỉ ngành tương tự như ngành Marketing,

2. 7 lợi ích mà Logistics đem lại

logistics
Nguồn: Unplash

Logistics được hiểu như là các hoạt động dịch vụ gắn liền với quá trình phân phối, lưu thông hàng hóa, và tốt sẽ đem lại 7 lợi ích (7 rights) cho doanh nghiệp: đúng khách hàng, đúng sản phẩm, đúng điều kiện, đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng chi phí.

3. Phân biệt các loại hình Logistics

Logistics đầu vào (Inbound ): bao gồm các hoạt động đầu vào (nguyên liệu, vốn, thông tin) nhằm đảm bảo cung ứng một cách tối ưu (cả về vị trí, thời gian và chi phí) cho doanh nghiệp.

Logistics đầu ra (Outbound): bao gồm các hoạt động cung ứng sản phẩm đảm bảo tới tay khách hàng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đáp ứng các mục tiêu của doanh nghiệp.

Logistics ngược (Reverse): quá trình thu hồi phế liệu, phế phẩm, phụ phẩm và tất cả các yếu tố khác phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến môi trường để xử lý hoặc tái chế. 

4. Cơ Hội Và Thách Thức Trong Ngành Logistics

logistics
Nguồn: Unplash

4.1. Cơ hội

Việt Nam là một quốc gia có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi: giáp với nhiều quốc gia khu vực như Lào, Trung Quốc, Campuchia; đường bờ biển trải dài hình chữ S hơn 2.000 km, có nhiều cảng nước sâu, các sân bay quốc tế, hệ thống đường sắt xuyên quốc gia… là những điều kiện tiên quyết để phát triển ngành.

Công nghệ thông tin đang trên đà phát triển và chính là một trong những yếu tố then chốt để phát triển hoạt động logistic tại Việt Nam, hướng đến mục tiêu khai thác thị trường quốc tế.

Và hơn thế nữa, nếu một doanh nghiệp tối ưu được chi phí Logistics thì sẽ đem lại lợi nhuận khổng lồ cho mình, vì vậy đây cũng sẽ là bài toán mà hầu như doanh nghiệp nào cũng cần tối ưu và trả lời cho chính doanh nghiệp của mình rằng “Logistics là gì?”

4.2. Thách thức

Lao động lành nghề đang bị thiếu hụt về số lượng và chất lượng. Nguồn nhân lực phục vụ cho ngành phần nhiều chưa được đào tạo bài bản và chưa đáp ứng được tối đa chất lượng chuyên môn nghiệp vụ

Ngành Logistic hiện đang có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, bình quân mỗi năm tăng trưởng 15-30% và chiếm 20% tổng GDP cả nước. Hiện nay, Việt Nam đang có khoảng 1.500 doanh nghiệp làm việc trong ngành, tuy nhiên chỉ có 5-7% nguồn nhân lực được đào tạo bài bản. Đây là một tỷ lệ rất thấp và là một cơ hội rất lớn cho các bạn trẻ đang có ý định theo học ngành này.

5. Vậy, muốn theo học ngành Logistics thì học ở đâu?

logistics
Nguồn: Unplash

Hiện nay, có rất nhiều trường đào tạo và tuỳ mức học phí và điểm đầu vào khác nhau như:

  • Đại học Ngoại thương 
  • Đại học Kinh tế quốc dân
  • Đại học Kinh tế
  • Đại học Giao thông vận tải
  • Đại học Kinh tế – Luật.
  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TPHCM.
  • Đại học Quốc tế RMIT.
  • Cao đẳng Kinh tế đối ngoại
  • Đại học Hàng Hải Việt Nam

Nếu bạn đang có ý định du học châu Âu, Hà Lan sẽ là một đất nước lý tưởng để học – đây là quốc gia trung chuyển 54% tổng lượng hàng hóa vào châu Âu. Tương tự là Singapore của Châu Á.

6. Cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào?

logistics
Nguồn: Unsplash

Học ngành Logistics ra trường sẽ làm gì?

Đây là một trong những câu hỏi băn khoăn hàng đầu của hầu hết các bạn sinh viên khi mới chỉ nghe qua đến ngành học này, và ngay cả những bạn đang theo học chuyên ngành Logistics đôi khi cũng cảm thấy mập mờ và mông lung khó có thể trả lời sao cho đúng.

Bạn có thể làm việc tại những công ty hay doanh nghiệp có chuyên môn về logistics, các công ty giao nhận hàng hóa, các công ty vận tải hay hàng trăm doanh nghiệp có nghiệp vụ Xuất nhập khẩu hàng hóa lớn và nhỏ. 

7. Vậy học Logistics sẽ làm việc ở các vị trí nào?

logistics
Nguồn: Unplash

Các vị trí mà một sinh viên khi tốt nghiệp ngành Logistics có thể làm như:

  • Nhân viên vận hành kho (Warehouse staff)
  • Nhân viên kinh doanh
  • Nhân viên chứng từ
  • Nhân viên cảng
  • Chuyên viên thu mua (Purchasing staff)
  • Nhân viên giao nhận (Forwarder)
  • Nhân viên hiện trường (Operation staff)
  • Nhân viên hải quan (Customs Clerk)
  • Nhân viên chăm sóc khách hàng (Customer service)
  • Chuyên viên thanh toán quốc tế.

Trên đây chỉ là các vị trí công việc mang tính chất tham khảo mà CareerPrep Team muốn gợi ý cho bạn. Tất nhiên ngành Logistics là một ngành rất là rộng nếu chỉ gói gọn trong vài câu chữ là không thể. Vì vậy nếu có cơ hội CareerPrep Team mong là bạn sẽ trải nghiệm nhiều hơn để có cái nhìn tổng quan về ngành. Chúc các bạn thành công.

T.B. Nếu bạn vẫn đang loay hoay trên con đường tìm việc hay tìm kiếm định hướng cho bản thân mình, hãy thử tham khảo nội dung này của CareerPrep nha!

—————————

CareerPrep – Guide people to the right job.

Một platform giúp giới trẻ định hướng công việc & cung cấp insights về ngành nghề

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

5 cấp độ Marketing bạn nên biết

5 CẤP ĐỘ TỐI THƯỢNG CỦA MARKETING: DOANH NGHIỆP CỦA BẠN ĐÃ ĐẠT ĐẾN ‘CẢNH GIỚI’ NÀO? Là 1 marketers hay là chủ doanh nghiệp, bạn có biết mình đang nằm ở cấp độ nào