(Phần 1) Công ty lớn vs Start-up, đâu là môi trường dành cho bạn?

công ty lớn

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Chọn công ty lớn, hay chọn các Start-up để làm việc?

Anh tin là ai trong chúng ta khi bắt đầu công việc đầu đời, ai cũng muốn tìm kiếm những cơ hội việc làm xịn xò nhất, tại những công ty lớn nhất. Phần vì đa số họ trả lương tốt hơn, ít khi dính líu vào những vụ “lom dom” (ví dụ như trừ lương, quỵt lương vô lý…) như một số công ty nhỏ và vừa khác; phần vì muốn làm ba mẹ nở mày nở mặt, tự hào…

Tuy nhiên, theo trải nghiệm của anh thì việc lựa chọn ở “trường đời” nó khác với lúc đi học nhiều lắm. Hồi trước thì cứ trường cấp 1, 2 ,3 và đại học nào lớn nhất thì mặc nhiên được coi là tốt hơn. Nhưng câu chuyện này không còn đúng khi chúng ta lựa chọn giữa “Big Corp (các công ty lớn, có lịch sử hoạt động lâu đời) và Start-up (các công ty khởi nghiệp, quy mô bé hơn).

Việc lựa chọn công ty nào tốt hơn phụ thuộc lớn nhất vào yếu tố: mục đích và mục tiêu nghề nghiệp của các bạn là gì. Với kinh nghiệm đã trải qua ở cả 2 môi trường làm việc này trong một thời gian khá dài, anh có một chút chia sẻ về trải nghiệm ở cả hai môi trường này để các bạn tham khảo nhé.

Phần 1: Các công ty lớn (Big-Corp)

Chuyên môn của các Công ty lớn

Một nét nổi bật nhất của các doanh nghiệp lớn là bề dày kinh nghiệm. Làm việc ở đây, bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều người có kiến thức chuyên môn vững vàng.

Đó là lí do mà đây sẽ là môi trường thích hợp với các những bạn có mong muốn trau dồi kiến thức chuyên môn, đặc biệt là những bạn mong muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực cụ thể nào đó. Đi kèm với nó cũng là nhược điểm: bạn sẽ không thể phát triển trên nhiều phương diện đồng thời cùng lúc như ở start-up được.

Thời gian

Ở các tổ chức lớn với số lượng lên đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người, người quản lí sẽ cho bạn nhiều thời gian để sai, rút kinh nghiệm và làm tốt hơn. Bạn phải biết rằng trong quãng thời gian đầu tiên, những đóng góp của bạn cho doanh nghiệp là rất ít, hầu như không có.

Tuy nhiên, các công ty lớn vẫn rất nhiệt tình giúp đỡ và đào tạo để bạn có thể gia nhập đội ngũ nhân sự thật sự “làm được việc” của công ty.Những điều nói trên chắc chắn sẽ không thể có ở các start-up bởi vì bản thân chủ doanh nghiệp cũng đang phải lo lắng rất nhiều vấn đề cho sự sống còn của công ty mình. Ở start- up không có chỗ cho những sai lầm và thời gian để học hỏi nhiều như doanh nghiệp lớn.

Sự chuyên nghiệp tại các công ty lớn

Với lợi thế là kinh nghiệm và sự ổn định, hầu hết các công việc đều đã được thực hành bởi nhiều người, kinh nghiệm được truyền từ người đi trước, thậm chí, nguồn tài liệu hướng dẫn, cách thức thực hiện một công việc đều có văn bản hướng dẫn cụ thể.

Bạn sẽ không phải lăn tăn xem mình làm như vậy đã đúng chưa, bởi luôn có tiêu chuẩn nhất định để bạn đối chiếu kết quả làm việc của mình, bạn cũng sẽ không gặp tình trạng hoang mang không biết phải làm gì, vì nhiệm vụ đã được phân công rất rõ ràng, cụ thể.

Vậy nên, những bạn trẻ có cơ hội đầu quân cho các công ty lớn đòi hỏi phải có cho mình skillset thật tốt, đồng thời phải biết khéo léo trong cách hành xử để giữ đúng tác phong chuyên nghiệp, góp phần làm nên hình ảnh của công ty. 

Khả năng thăng tiến tại các công ty lớn

Con đường thăng tiến trong các doanh nghiệp lớn, dù khó khăn hơn nhưng lại là con đường “ăn chắc” hơn bởi với lượng nhân lực dồi dào, bạn chắc hẳn phải vượt trội hơn mặt bằng chung để được cất nhắc. Các chủ start-up, đôi khi không có quá nhiều lựa chọn trong nhân sự như doanh nghiệp.

Tất nhiên, không có môi trường nào là hoàn hảo 100% cả, ở các công ty lớn cũng sẽ có một số hạn chế nhất định trong việc phát triển sự nghiệp. Ở phần tiếp theo thì anh sẽ chia sẻ về những điểm mạnh của môi trường Startup để các bạn thấy rằng dù làm ở môi trường nào, cũng sẽ có những trải nghiệm đáng giá để học hỏi nhé!

—-

Nếu bạn đang loay hoay trên con đường tìm việc hay tìm kiếm định hướng cho bản thân, hãy thử tham khảo ở nội dung này của CareerPrep nhé!

công việc đầu tiên của Hưng

Về tác giả bài viết

Hưng Lưu, một Marketers đã có gần 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, khởi nghiệp,… Hiện tại anh đang là giám đốc Marketing tại BHL Education – một trong những tập đoàn đầu tư giáo tư lớn nhất tại Việt Nam. 

Anh là admin tại cộng đồng Insights & Advancements – Tâm sự chuyện “Nghề”

Đọc thêm về kinh nghiệm làm việc của tác giả tại đây

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

5 cấp độ Marketing bạn nên biết

5 CẤP ĐỘ TỐI THƯỢNG CỦA MARKETING: DOANH NGHIỆP CỦA BẠN ĐÃ ĐẠT ĐẾN ‘CẢNH GIỚI’ NÀO? Là 1 marketers hay là chủ doanh nghiệp, bạn có biết mình đang nằm ở cấp độ nào