Wiki ngành: Chạm ngõ ngành FMCG

FMCG - lối đi cho sinh viên mới ra trường

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Trong top 10 ngành trả lương cao cho sinh viên mới ra trường, top 1 chắc phải kể đến ngành FMCG – nơi quy tụ các ông lớn, bà to với đế chế kinh doanh khổng lồ như Unilever, Masan, Nestle,..

1. Ngành FMCG là gì?

a. Ngành FMCG – Tuy lạ mà quen 
FMCG = Fast Moving Consumer Goods, hay còn được biết đến với tên gọi Consumer Packaged Goods. Nghĩa tiếng Việt là ngành hàng tiêu dùng nhanh/hàng tiêu dùng đóng gói. 

Nghe đến đây là quen rồi đúng không, đây thực chất đều là những sản phẩm gắn liền với đời thường của bạn đó: Bột giặt, kem đánh răng, nước uống đóng chai, dầu gội,…

Ngành công nghiệp này tập trung sản xuất + phân phối những mặt hàng thiết yếu, có tuổi đời “trên kệ” ngắn và được bán ra với mức giá tương đối thấp do nhu cầu tiêu dùng cao (nước ngọt và bánh kẹo) hoặc tính chất mau hư của sản phẩm (thịt, cá, các sản phẩm làm từ sữa, v.v.) 

b. Danh mục sản phẩm ngành FMCG có gì? 
Bản thân ngành FMCG có quy mô khổng lồ. Điều này được thể hiện qua 6 danh mục sản phẩm chính của ngành: 

  • Đồ gia dụng (Homecare)
  • Đồ tiêu dùng cá nhân & chăm sóc sức khỏe cơ bản (Personal & Health care)
  • Thức ăn & Nước uống (Food & Beverages)
  • Thực phẩm làm từ sữa (Dairy products) 
  • Rượu & Thuốc lá (Alcohol & Tobacco) 
FMCG - danh mục sản phẩm
Nguồn: Google

Chính vì sự đa dạng trong danh mục sản phẩm, ngành FMCG được biết đến là cái nôi của nhiều công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia với sự góp mặt của nhiều cái tên quen thuộc như Unilever, P&G, Nestle, PepsiCo, v.v. Cùng choáng ngợp nào ^^

c. Kênh phân phối 
Việc xác định và lựa chọn kênh phân phối có ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của ngành FMCG trong việc “chinh phục” khách hàng mục tiêu. Thử lấy một ví dụ gần gũi một tí để dễ hình dung nhé? 

Hãy tưởng tượng bạn vừa kết thúc lớp Thể dục, khát khô cả cổ. Lúc này bạn muốn chạy ngay đến cửa hàng tiện lợi gần nhất.

FMCG

Khả năng bạn “bắt gặp” những lon Coca càng cao chứng tỏ rằng Coca Cola đang làm rất tốt trong việc phân phối sản phẩm, giúp sản phẩm luôn trong tầm mắt với khách hàng mục tiêu. Nhờ vậy mà Coca Cola có thể thành công giữ chân được bạn thay vì để bạn phải lựa chọn “đối thủ” Pepsi đó. 

Về mặt lý thuyết, kênh phân phối trong ngành FMCG được phân thành 2 nhóm chính: On-Trade (Kênh tiêu dùng tại chỗ) và Off-Trade (Kênh phân phối mua về nhà). 

On-Trade Off-Trade

Điểm bán khách hàng trực tiếp sử dụng tại chỗ như nhà hàng, khách sạn, sân bay, rạp phim, v.v

Kênh phân phối khách hàng mua về dùng thay vì tiêu thụ tại chỗ như: chợ, siêu thị, tạp hóa, các nền tảng ecommerce, v.v 

Xem thêm: Phân loại kênh phân phối của ngành FMCG

2. Bỏ túi 3 xu hướng mới nhất của ngành FMCG 

Macro-effect Xu hướng đột phá
Sản phẩm ngày càng được cải tiến, nâng cấp Hiệu ứng premiunization
Sự bùng nổ về brand-building (xây dựng thương hiệu)
Xu hướng “Better for you” (tạm dịch: “‘Dùng cái này tốt hơn nè”)
Logistics + Tech được tối ưu hoá đến mọi vùng miền Ecommerce
Thu nhập tăng cao Thành thị hoá ở các vùng nông thôn

(nguồn: McKinsey & Company)

 

3. Cơ hội nghề nghiệp nào trong ngành FMCG 

Ngành FMCG hứa hẹn là điểm đến lý tưởng cho các bạn sinh viên fresher bởi 4 lý do sau đây:

  • Nơi quy tụ các công ty lớn, các tập đoàn đa quốc gia với số tuổi lên đến gần trăm năm
  • Danh mục sản phẩm của ngành hàng rất quen thuộc với cuộc sống hằng ngày 
  • Cơ hội việc làm rộng mở – Vô vàn chương trình tuyển dụng hấp dẫn 
  • Lương thưởng hậu hĩnh 

Ngoài ra, fresher khi trở thành một phần của công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia còn nhận được  rất nhiều ưu đãi. Bạn đọc có thể xem thêm bài viết này của chúng mình để biết được đó là những gì nhé! 

Xem thêm: Tổng hợp các nguồn báo cáo giúp cập nhật tin tức ngành FMCG

a. Lối đi nào cho các FMCG-ers tương lai?
Chương trình Management Trainee (Quản trị viên Tập sự) 
Mục tiêu của chương trình Management Trainee là tìm kiếm và đào tạo những fresher tiềm năng cho cương vị quản lý. Nói cách khác, các Management Trainee chính là những nhà quản lý tương lai của doanh nghiệp. Họ sẽ có cơ hội thử sức với nhiều phòng ban trước khi “chốt hạ” bộ phận chuyên môn cuối cùng.

  • Unilever Management Trainee Program 
  • Nestle Management Trainee Program 
  • Jardine Executive Trainee Scheme 
  • Suntory Pepsico Management Trainee 
  • Coca Cola Aspire Management Trainee 

UFLP - Management trainee nhà Unilever


Chương trình Fresh Graduate
Tương tự Management Trainee, chương trình Fresh Graduate hướng đến các bạn sinh viên vừa mới tốt nghiệp hoặc có dưới 2 năm kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, Fresh Graduate sẽ phù hợp với những bạn đã có định hướng nghề nghiệp rõ ràng và muốn gắn bó với một lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như Marketing/Sales/Supply Chain/v.v. 

  • Unilever Future Leader Program 
  • FCV Fresher – Friesland Campina 


Chương trình Internship 
Dành cho sinh viên năm 3/năm 4, có mong muốn thực tập tại một số phòng ban ở công ty FMCG bất kỳ. Trung bình một kỳ thực tập toàn thời gian thường kéo dài từ 3-6 tháng. Bạn có thể tìm kiếm thông tin tuyển dụng tại các trang thông tin nghề nghiệp của công ty hoặc tham khảo một số chương trình Internship thường niên dưới đây: 

  • Nestle Internship Program 
  • Dream P&G Internship 
  • Carlsberg Internship Program 


Các cuộc thi sinh viên
Có rất rất nhiều cuộc thi sinh viên được đồng tổ chức/bảo trợ chuyên môn bởi các công ty FMCG. Họ tin rằng đây là nơi giúp họ tìm ra những nhân tố vượt trội, từ đó thu hút nguồn nhân lực quý về cho công ty. Đã có rất nhiều anh chị vì thể hiện xuất sắc trong các kỳ thi này nên được đặc cách vào thẳng vòng interview với nhà tuyển dụng hoặc các suất thực tập ở doanh nghiệp đó. 

Vậy nên, các bạn sinh viên hãy tranh thủ ngâm cứu và cắp sách đi thi từ bây giờ đi nhé! 

  • Unilever Future Leaders’ League  
  • P&G CEO Challenge 
  • Nielsen Case Competition 
  • Ứng viên tài năng 


b. Mức lương trung bình trong ngành FMCG 
Các bạn có thể tham khảo mức lương của Marketer ở mục client-side trong Wiki này nhé!

Ngoài ra FMCG không chỉ dành cho mỗi Marketer, có rất nhiều phòng ban khác như sales, logistics, finance,… nữa nhé!

Ngành khác bạn có thể quan tâm: Quảng cáo – ngành tỷ đô dành cho những bạn trẻ sáng tạo

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

5 cấp độ Marketing bạn nên biết

5 CẤP ĐỘ TỐI THƯỢNG CỦA MARKETING: DOANH NGHIỆP CỦA BẠN ĐÃ ĐẠT ĐẾN ‘CẢNH GIỚI’ NÀO? Là 1 marketers hay là chủ doanh nghiệp, bạn có biết mình đang nằm ở cấp độ nào