Sai lầm là thứ “ khó “ có thể tránh khỏi và mọi người đều mắc sai lầm ít là một lần dù lớn hay nhỏ. Trong nhiều tình huống, bạn có thể sửa lỗi của mình hoặc chỉ cần quên nó đi và tiếp tục mọi thứ. Tuy nhiên,
Phạm sai lầm trong công việc còn nghiêm trọng hơn. Nó có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, đồng nghiệp, sếp của bạn.
Ví dụ, nó có thể gây nguy hiểm cho khách hàng, gây ra vấn đề pháp lý hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe hoặc sự an toàn của mọi người. Hậu quả cuối cùng sẽ thuộc về bạn. Chỉ cần sửa lỗi của bạn và tiếp tục không phải là một lựa chọn đúng đắn khi bạn mắc sai lầm trong công việc, và sự nghiệp của bạn có thể sẽ phụ thuộc vào những gì bạn làm tiếp theo.
Việc dám làm, dám chịu trách nhiệm đã trở thành động lực của những người có chí tiến thủ vươn lên.
Dưới đây, Careerprep sẽ chỉ ra các cách để bạn có thể tránh gây ra sai lầm trong công việc.
1, Thừa nhận sai lầm của bạn
Ngay khi bạn phát hiện ra điều gì đó không ổn, hãy báo ngay cho sếp của bạn. Tất nhiên, ngoại lệ duy nhất là sai lầm không đáng kể, nó sẽ không ảnh hưởng đến ai hoặc nếu bạn có thể sửa nó trước khi nó xảy ra.
Che giấu sai lầm chỉ khiến mọi thứ tồi tệ hơn khi rất có thể những người xung quanh sẽ bị ảnh hưởng bởi những lỗi bạn do gây ra. Nên trung thực, xin lỗi và cho họ biết chuyện gì đang xảy ra để cùng khắc phục.Nếu không, đừng cố che giấu lỗi lầm của bạn, và những người khác thậm chí họ có thể buộc tội bạn che đậy.
Vì vậy, việc thẳng thắn về sai lầm bản thân gây ra sẽ chứng tỏ tính chuyên nghiệp, một đặc điểm mà hầu hết các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao.
2, Trình bày cho sếp của bạn cách khắc phục sai lầm.
Bạn sẽ cần phải đưa ra một kế hoạch để sửa chữa sai lầm của mình và trình bày nó với sếp của bạn. Đảm bảo với sếp rằng bạn đang tìm ra giải pháp.
Sau đó, khi bạn biết mình cần làm gì, hãy trình bày nó. Hãy thật rõ ràng về những gì bạn nghĩ bạn nên làm và những kết quả sau đó. Đồng thời cho sếp của bạn biết thời gian thực hiện và mọi chi phí liên quan. Đảm bảo chuẩn bị sẵn “Kế hoạch B”, phòng trường hợp “Kế hoạch A” thất bại hoặc sếp không đồng ý với kế hoạch đó.
Mặc dù phạm sai lầm không bao giờ là điều tốt, nhưng đừng bỏ lỡ cơ hội thể hiện kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn. “Thất bại là mẹ thành công”, có thể sẽ bị sếp trách mắng nhưng họ sẽ để ý đến bạn nhiều hơn và tinh thần trách nhiệm của bạn sẽ được đánh giá cao.
Khi tìm các “kế hoạch” giải quyết sai lầm, bạn nên:
- Sử dụng kỹ năng giải quyết vấn đề để suy nghĩ về giải pháp hợp lý cho vấn đề hiện tại của bạn.
- Lập danh sách ưu và nhược điểm cho từng giải pháp.
Ví dụ, nếu bạn đã xác định được rằng giải pháp hợp lý cho việc quên tạo cuộc hẹn với khách hàng, và giải pháp đó chính là bảo đảm phải thực hiện nhiệm vụ này vào ngày mai.
Danh sách ưu và nhược điểm của giải pháp có thể sẽ như sau:
Ưu điểm: Tạo được cuộc hẹn thành công với khách hàng vào ngày mai.
Nhược điểm: Không thể hoàn toàn chắc chắn rằng mình sẽ nhớ thực hiện nhiệm vụ này, làm mất cơ hội kinh doanh của công ty.
Hôm nay mình đã không làm nhiệm vụ vì quên, ngày mai mình cũng có thể sẽ quên mất.
Vậy, dựa trên sự đánh giá này, tốt hơn hết là bạn nên thực hiện nhiệm vụ được giao ngay khi vừa nhớ ra, ngay trong ngày nếu có thể.
3, Chịu trách nhiệm cho sai lầm bản thân gây ra.
Trong một môi trường định hướng theo nhóm, rất có thể những người khác cũng phải chịu trách nhiệm về lỗi đó. Trong khi mọi người thường vui mừng khi cùng nhau đạt được thành tựu trong công việc, đồng thời họ cũng phải miễn cưỡng chịu hậu quả của sai lầm do đồng nghiệp mình gây ra.
Nên trung thực, xin lỗi và cho họ biết chuyện gì đang xảy ra để cùng khắc phục. Đừng chỉ nhận lỗi suông rồi bỏ đi hay chối bỏ trách nhiệm. Hãy đứng lại và bắt tay ngay vào việc hạn chế thiệt hại.
Sẽ chẳng ai trì triết, trách bạn nếu bạn nhận ra và chịu trách nhiệm về sai lầm của bản thân. Sẽ tốt hơn nếu bạn cố gắng hạn chế hậu quả và tự sửa chữa.
Tuy nhiên, để tránh việc tiếp tục sai sót hoặc bỏ lỡ khiến công sức uổng phí, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ của đồng nghiệp khi cần thiết, đừng ôm đồm tất cả về mình.
4, Xin lỗi, nhưng đừng trách móc sai lầm của bản thân.
Có một sự khác biệt lớn giữa nhận trách nhiệm và trách móc bản thân. Hãy thừa nhận sai lầm của mình nhưng đừng trách móc bản thân vì đã mắc phải lỗi đó, đặc biệt là ở nơi công cộng. Nếu bạn tiếp tục chú ý đến lỗi của bạn, đó là điều sẽ ghi nhớ trong tâm trí mọi người.
Người Nhật từng có câu: “Thất bại bảy lần, đứng dậy lần thứ tám”. Hãy biến thất bại này thành một bài học cuộc sống, và sử dụng nó để giúp bạn làm việc tốt hơn. Thêm vào đó, tự rút kinh nghiệm cho bản thân và tránh sai sót về sau.
Nếu việc bạn muốn là sếp sẽ tập trung vào hành động sửa chữa sai lầm của bạn sau khi bạn mắc sai lầm.
Hãy tha thứ cho bản thân, bước ra khỏi cảm giác chán nản khi mắc sai lầm. Tuy nhiên, cần nghiêm túc rút kinh nghiệm và tránh sai sót kế tiếp.
Sự thật rằng dù có hoàn hảo cách mấy, mỗi chúng ta cũng từng mắc sai lầm vì sai lầm là thứ “ khó” có thể tránh khỏi nhưng điều quan trọng nhất vẫn là cách chúng ta chịu trách nhiệm, sửa chữa cho sai lầm mà chúng ta gây ra. Người xưa có câu: “Mỗi lần vấp là một lần biết dại/ Ai nên khôn mà chẳng dại một đôi lần”. Quả đúng vậy! Vấp ngã rồi đứng dậy ta lại có thêm kinh nghiệm sống, dù có đau một chút nhưng không sao? Miễn là ta biết sai ở điểm nào để mà sửa, có như vậy ta mới gặt hái được thành công.
Hy vọng các cách sửa chữa sai lầm mà Careerprep mang đến sẽ giúp bạn vững vàng hơn trên con đường sự nghiệp.
Ngoài ra, nếu bạn vẫn đang loay hoay trên con đường tìm việc hay tìm kiếm định hướng cho bản thân mình, hãy thử tham khảo nội dung này của CareerPrep nha!
—————————
CareerPrep – Guide people to the right job
Một platform giúp giới trẻ định hướng công việc & cung cấp insights về ngành nghề.