Lần đầu chốt deal tuyển dụng $50.000 tại Singapore

deal

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Tuần vừa qua, mình có post khá nhiều bài viết liên quan đến các kỹ năng tuyển dụng nói chung cũng như headhunt nói riêng được đúc rút từ khoảng thời gian gần 7 năm mình “lăn lộn” với nghề.

Trong gần 7 năm vô vàn thăng trầm ấy, mình đã gặp gỡ hàng trăm khách hàng, deal với hàng nghìn ứng viên và cũng “săn” được những cái tên phù hợp cho vị trí của công ty.

Nhưng sau tất cả, mình nghĩ rằng bản thân sẽ không thể nào quên hành trình chốt được deal đầu tiên tại đất Singapore – hành trình mà mỗi công việc mình thực hiện đều góp phần xây dựng nên mình ngày hôm nay.

Xem thêm: 03 bài học lớn nhất sau nhiều năm đi làm Headhunting!

Hồi đó là vào đầu năm 2015, khi mình quyết định đặt vé một chiều qua Singapore tìm việc, kể cả khi lúc đó mình chưa được nhận vào công ty nào. Sau khoảng thời gian phỏng vấn liên tục qua Skype, cuối cùng mình đã nhận được offer chỉ 5 tiếng trước khi lên máy bay sang Singapore! Super excited với hành trình phía trước.

Công ty mà mình ứng tuyển tên là Gravitas, một công ty headhunting nổi tiếng trong mảng Bảo Hiểm có trụ sở chính ở Anh và văn phòng tại Singapore.

Mình vẫn nhớ deal đầu tiên của mình sau gần 3 tháng được training là một deal rất lớn đối với một người chân ướt chân ráo vào nghề (deal size là 50 nghìn đô Sing). Lúc đó mình cần tìm người cho vị trí Country Head, một vị trí cũng khá senior, Sếp mình lúc đó đã tuyển gần ba tháng rồi nhưng không được. Mình háo hức “lao đầu” vào tìm ứng viên trên rất nhiều kênh.

Đầu tiên, mình gọi điện cho toàn bộ các ứng viên trong database của công ty. Rồi từ người ngày xin giới thiệu sang người kia (ngày xưa mới đi làm còn chả có network í). Rồi mình vẫn chưa thấy bóng dáng của bất kì một ứng viên tiềm năng nào.

Lúc đó, mình bắt đầu hoài nghi năng lực của bản thân so với deal 50 nghìn đô quá lớn như thế. Không biết bao nhiêu lần mình tự nghĩ “Hay là bỏ thôi, deal 50 nghìn đô thế sếp còn tuyển không được thì mình tìm làm sao”. Nhưng cuối cùng mình vẫn cứ lao vào tìm (chắc tại lúc ấy mới đi làm không biết sợ là gì).

Và may sao, vào một buổi tối đẹp trời, mình vô tình thấy thông tin của một chị trên Linkedin. Mặc dù profile chưa được update cũng chẳng có nhiều thông tin gì, nhưng mình vẫn quyết định nói chuyện với chị ấy. Sau ba lần trao đổi qua lại thì mình nhận ra đây là ứng viên rất phù hợp với vị trí của công ty và mình đã giới thiệu công việc cho chị ấy, và chị ấy đồng ý apply thật mọi người ạ.

Nhưng thử thách lúc này mới thực sự bắt đầu vì có rất nhiều vấn đề phát sinh cần phải giải quyết.

Xem thêm: Làm tuyển dụng ở Việt Nam, cần những kỹ năng gì?

Ứng viên này là một người không chỉ nhiều kinh nghiệm mà còn có “ràng buộc” khá lớn với công ty cũ. Với nhiều công ty thì ràng buộc ấy là việc họ đầu tư tiền để cho nhân viên đi học với cam kết là sau khi trở về sẽ cống hiến tiếp cho công ty trong khoảng thời gian cố định nào đó. Nếu muốn từ chức thì nhân viên phải hoàn trả toàn bộ số tiền mà công ty đã bỏ ra để bồi dưỡng trong suốt quá trình học tập.

Lúc đó, ứng viên này muốn công ty mới thanh toán trọn vẹn số tiền khi chị ấy chấm dứt hợp đồng với công ty cũ. Tuy nhiên, khách hàng của mình lại chỉ muốn chịu trách nhiệm một phần và phần còn lại là chị ấy phải trả.

Mình đã phải mất khá nhiều thời gian tìm tòi cách để vừa làm cho chị ấy tự nguyện trả một phần tiền cho công ty cũ vừa khiến cho ứng viên vui vẻ và thoải mái khi tiếp nhận công việc mới. Trong quá trình deal về vấn đề này, rất nhiều lần mình hình dung đến viễn cảnh chị ấy từ chối offer.

Thậm chí, cả trước khi đi ngủ, mình vẫn thấp thỏm lo âu nếu chị ấy tiếp tục làm ở công ty cũ thì coi như mình thất bại trước deal ấy vì thú thật là mình chỉ có duy nhất một ứng viên cho vị trí Country Head ở trình độ senior này thôi.

Nhưng may sao, mình đã thành công khi thuyết phục được chị trả một phần tiền cho công ty cũ và về với công ty mới.

Mình sẽ không thể nào quên được cái cảm giác lúc chị ấy gật đầu đồng ý offer bên khách hàng. Mình tự cảm thấy bản thân thật ngầu vì cuối cùng mình đã chiến thắng được những suy nghĩ tiêu cực, chiến thắng cả những khoảnh khắc mệt mỏi và có ý định buông bỏ. Lần ấy, mình đã trích số tiền thưởng nóng của sếp để mời các anh chị trong phòng một bữa thật no nê.

Ngẫm lại, có ba điều khiến chị ứng viên chấp nhận từ bỏ công ty cũ dù phải trả một khoản tiền không nhỏ:

  • Chị ấy đang thực sự open cho một vị trí mới nhiều thử thách và nhiều điều mới mẻ.
  • Chị ấy có đủ độ tin tưởng khi nói chuyện với mình nhờ việc mình thể hiện ra trong mỗi buổi trò chuyện rằng mình là người rất am hiểu về việc mình đang làm cái gì, mình đang tuyển cho ai và tuyển cho vị trí gì, đặc thù như thế nào. Mình có thể giải đáp được hầu hết các thắc mắc, băn khoăn của chị ấy tại các buổi thương lượng.
  • Công việc mới được offer đủ hấp dẫn, các thách thức từ công việc ấy đủ để trở thành một “game” thú vị cho chị ấy tham gia.

Quả thật, từ một người chân ướt chân ráo vào nghề, sẵn sàng nhận deal 50 nghìn đô rất lớn đến việc nói chuyện và thuyết phục với một ứng viên ở trình độ senior là một hành trình không hề đơn giản.

Mình phải đi chập chững từ những bước rất nhỏ như học cách sourcing hay trò chuyện với những người ở trình độ junior để hiểu thêm về thị trường, về vị trí cần tuyển và về cả tâm lý của ứng viên.

Xem thêm: Sales Mindset là gì?

Nói tóm lại, đây là hành trình mình đã “think outside of the box” để tự tin vào chính bản thân mình rằng mình có thể chốt được deal này.

Mình nghĩ rằng, với những bạn muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực tuyển dụng, ngoài việc được đào tạo kiến thức tuyển dụng bài bản thì những “lần đầu tiên” deal tuyển được người cũng vô cùng quan trọng, vì nó tạo động lực cho các bạn tiếp tục theo đuổi nghề này.

——————

Bạn đọc có thể tham khảo một số bài viết hot xoay quanh topic Hướng nghiệp trên CareerPrep như:

Nếu các bạn vẫn đang loay hoay trên con đường tìm việc hay tìm kiếm định hướng cho bản thân mình, hãy thử tham khảo ở nội dung này của CareerPrep nhé!

jane nguyễn là ai

Về tác giả bài viết

Nguyễn Thị Huyền Trang (Jane Nguyễn), hiện là Managing Director của One Arrow Consulting – Một trong những công ty Headhunting top đầu trong mảng tài chính – bảo hiểm tại Châu Á. Chị Jane đã có 02 năm kinh nghiệm làm Headhunting tại công ty Headhunt lớn ở Singapore, và 05 năm kinh nghiệm tại One Arrow Consulting Việt Nam

Đọc thêm về kinh nghiệm làm việc của tác giả tại đây

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu

Đơn nhiệm hay Đa nhiệm?

Trong rất nhiều bài viết về phát triển sự nghiệp, chúng ta thường gặp các lời khuyên mẫu mực và điển hình kiểu “phải thật xuất sắc trong 1 lĩnh vực để có thể trở

deal lương cho du học sinh

Đi du học về sẽ dễ deal lương cao hơn?

Bỏ ra một khoản tiền khổng lồ sau nhiều năm du học, vậy nên khi trở về nước, du học sinh nào cũng mong muốn nhận được mức lương xứng đáng, thậm chí được các nhà tuyển dụng trải thảm đỏ mời đến làm.