Đừng bao giờ đi làm ở một công ty quá lâu, hãy lựa chọn thời điểm để suy nghĩ cho cá nhân thay vì gắn cá nhân với tổ chức!
Có một vấn đề là nhiều người trong chúng ta có xu hướng đi làm việc tại một công ty trong thời gian quá lâu. Quen quá hóa lờn – ông bà ta thường nói vậy, trong trường hợp này thì câu nói trên cũng có thể áp dụng để hiểu theo nghĩa: làm ở đâu lâu quá không phải là một chuyện tốt.
Tuy nhiên việc tối ngày lên các trang web tuyển dụng tìm kiếm việc mới hay chăm chút lại CV cho đẹp, la cà Linkedin cũng không phải là việc hay ho gì cả. Không nhà tuyển dụng nào thích những ứng viên đứng núi này trông núi nọ hay có xu hướng không cam kết với công ty một khoảng thời gian đi làm phù hợp.
Xem thêm: Viết CV năm 2021: Những sai lầm nên tránh
Mọi thứ nên cân bằng – đừng đi làm quá trung thành với công ty nhưng cũng đừng quá nay đây mai đó.
Thứ duy nhất nên trung thành ở đây đó là sự nghiệp của bạn. Trung thành với sự nghiệp của mình sẽ giúp bạn phát triển chiến lược “trung thành tuần tự” khi bắt đầu xây dựng nền tảng sự nghiệp.
Khi mới ra trường thì hãy tìm một công ty tốt để làm việc, đó là nơi bạn có thể học những kỹ năng mới, tìm sự đỡ đầu từ cấp trên, từ việc training / coaching cho tới việc họ sẵn sàng đấu tranh vì bạn. Hãy cống hiến toàn bộ sức lực cho công ty trong khoảng 3 – 5 năm đi làm đầu tiên. Thu nhập là một điều đáng phải bận tâm nhưng đừng bận tâm tới nó quá mức nếu trong tay bạn lúc đấy chỉ là sức trẻ và không có kỹ năng hay kiến thức gì cả.
Đừng bận tâm đến những thứ bên ngoài trừ khi hoàn cảnh quá bi đát, sự bi đát này phải mang tính chất khách quan (nhờ những đàn anh/đàn chị đánh giá giúp tình hình), đừng mang tính chủ quan vì đôi khi tuổi trẻ đi kèm với sự yếu đuối về mặt tâm lý, chúng ta sẽ rất dễ đưa ra các quyết định sai lầm.
Khi có cơ hội rõ ràng – bạn nhận được một cuộc gọi từ headhunt hay có một công việc giúp bạn có bước nhảy vọng trong sự nghiệp.
ĐỪNG VỘI VÀNG!
Trước tiên hãy đánh giá lại bản thân và xem thời điểm hiện tại bạn muốn gì: Thu nhập hay Kinh nghiệm. Hãy điều tra thật kỹ và đánh giá xem liệu công việc mới sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu sự nghiệp trong thời điểm 2 – 3 năm tới hay không.
VÀ
Nếu bạn nhận được offer từ một bên khác với mọi điều kiện tốt hơn (thu nhập, cơ hội phát triển) – hãy thẳng thắn với sếp sau một thời gian bạn nhận thấy mình đã cống hiến đủ lâu và công ty đang trở thành comfort zone của bản thân. Bạn muốn ra đi tìm kiếm challenge mới.
Hãy thẳng thắn dù đôi khi bạn sẽ thấy 2 bên khó xử. Thường thì việc bạn đòi ra đi đôi khi sẽ đem lại hiệu quả tích cực. Như anh có 1 bạn học sinh cũ, đi làm ở 1 bên công ty truyền thông cũng 1 khoảng thời gian khoảng 2 – 3 năm, chuyên về event. Bạn ý lúc đó thấy công việc dần nhàm chán, k có gì mới để bạn ý học, không có thêm benefit gì,…. Nhưng lại quá sợ để ra đi, bạn sợ vì đi ra ngoài liệu mình có benefit tốt như này nữa k? Liệu mình k quen môi trường thì sao?….
Comfort zone lúc đó là vô cùng lớn, sau cùng a ngồi với bạn và align lại mục tiêu, thêm insight về thị trường và trao đổi sâu hơn về mặt định hướng rồi sau đó guide bạn đi ứng tuyển các bên phù hợp. Job tiếp theo của bạn lên team lead và sau 1 năm đi làm nữa, bạn lên manager vì vào được môi trường phù hợp, giúp bạn phát triển. Nếu không out of comfort zone thì có lẽ bạn ý sẽ không đạt được những thành tựu như vậy.
Xem thêm: Gửi email ứng tuyển: Trước khi viết hay, hãy viết đúng
Ngoài ra việc mong muốn ra đi sau 1 thời gian ở lại quá lâu cũng là cách mình test được tầm quan trọng của mình với công ty tới mức độ nào
- Nếu công ty muốn giữ bạn lại thì họ sẽ có offer tốt hơn,
- Nếu họ không quan tâm và đồng ý cho bạn ra đi, thì bạn nên đi, vì họ không cần bạn nữa.
Và nếu sau 3 – 5 năm đi làm mà bạn vẫn chưa có chuyển biến tích cực gì trong sự nghiệp thì cũng đừng lo lắng, reflect lại bản thân và công việc, trung thành với công ty cũ và tìm kiếm sự mới mẻ trong công việc đó vì nếu bạn chưa có chuyển biến gì khi đi làm, thì rõ ràng là bạn đang làm công việc hiện tại chưa đủ tốt. Rồi cơ hội sẽ đến với bạn.
Và hãy trung thành như một con mèo, đừng đi làm ở một chỗ suốt đời
*Quan sát của người viết: Chó thường có xu hướng trung thành suốt đời với chủ, mèo thì không phải như vậy (trừ khi bị thiến).
————————
Bạn đọc có thể tham khảo các bài viết hot khác xoay quanh topic Kỹ năng & Tư duy của tác giả Hưng Lưu như:
- 100 ý tưởng: Phương pháp giúp tư duy tốt hơn
- Bàn luận về Mindset – “Thái độ quan trọng hơn trình độ”
- Kĩ năng giao tiếp thành công: Hãy sở hữu ít nhất 70% số kĩ năng sau
Nếu bạn vẫn đang loay hoay trên con đường tìm việc hay tìm kiếm định hướng cho bản thân mình, hãy thử tham khảo ở nội dung này của CareerPrep nhé!
Về tác giả bài viết
Hưng Lưu, một Marketers đã có gần 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, khởi nghiệp,… Hiện tại anh đang là giám đốc Marketing tại BHL Education – một trong những tập đoàn đầu tư giáo tư lớn nhất tại Việt Nam.
Anh là admin tại cộng đồng Insights & Advancements – Tâm sự chuyện “Nghề”
Đọc thêm về kinh nghiệm làm việc của tác giả tại đây