Trong rất nhiều bài viết về phát triển sự nghiệp, chúng ta thường gặp các lời khuyên mẫu mực và điển hình kiểu “phải thật xuất sắc trong 1 lĩnh vực để có thể trở nên ưu tú hay phát triển trong công việc”,…
Trước tiên, anh xin phép trích dẫn 1 đoạn ngắn từ bài viết của 1 tác giả tại group về cafe khởi nghiệp cho rằng:
MUỐN LỌT VÀO TOP 1% NHỮNG NGƯỜI THÀNH CÔNG, PHẢI THẬT XUẤT SẮC TRONG 1 LĨNH VỰC.
—
VD:
- Đứa bạn 1: Tôi có thể thiết kế rất giỏi
- Đứa bạn 2: Tôi là một huấn luyện viên gym rất xuất sắc
- Đồng nghiệp 1: Tôi cực kỳ giỏi việc nịnh sếp
- Đồng nghiệp 2: Tôi thực sự rất giỏi việc đóng clip hài
- Tôi: Tôi có thể làm mọi thứ mà các ông làm
Có một sự thật là khi bạn giỏi mọi thứ, thực ra bạn lại chẳng thực sự giỏi một thứ gì.
Trong cuốn sách Average is Over (Tạm dịch: Sự chấm hết của trung bình), kinh tế gia Tyler Cowen cho rằng kỷ nguyên của sự “bình thường” sắp chấm dứt.
Chẳng bao lâu nữa, khi robot bắt đầu thay thế dần các công việc đòi hỏi kỹ năng tầm thấp hoặc trung bình, chiến lược sống sót duy nhất của bạn là phải giỏi ở một thứ, chỉ cần một mà thôi và phải trở thành chuyên gia ở thứ đó.
Hết trích dẫn ./
—
LIỆU ĐIỀU NÀY CÓ CHÍNH XÁC?
—
Trong 1 bài viết, anh có đề cập đến nhóm kỹ năng chuyển đổi “Transferable Skills”, đại ý của bài viết nói về việc là chúng ta nên phát triển 1 nhóm kỹ năng cốt lõi và có khả năng chuyển đổi cao (4Cs) để thích ứng và có khả năng chuyển đổi và có thể thích ứng với nhiều việc khác nhau.
Xem thêm: Kỹ năng chuyển đổi là gì? Tại sao nhóm kỹ năng này lại quan trọng?
Tức là về cơ bản anh không nghĩ để thành công mình phải thật xuất sắc trong 1 lĩnh vực. Quan điểm của anh là mình nên trở thành 1 người đa năng thay vì 1 chuyên gia trong 1 lĩnh vực.
LÝ DO?
Bối cảnh: Chúng ta đang sống trong cuộc cách mạng 4.0, kỷ nguyên của robotics,.. và chúng ta gọi đây là thời đại VUCA – 1 kỷ nguyên hỗn độn, được viết tắt bởi: nhiều biến động (Volatility), bất định (Uncertainty), phức tạp (Complexity) và mơ hồ (Ambiguity).
Tất cả là vì robots, vì AI, vì Machine Learning, Big data,…
Với việc sống trong thời đại VUCA, cuộc sống của chúng ta thay đổi rất nhanh, từ sinh hoạt cho tới kinh doanh. Có những thứ cách đây 5, 6 năm chúng ta còn chưa biết nó là gì, nay đã vô cùng quen thuộc (VD: thói quen mua hàng trên TMĐT, order đồ ăn online, đặt grab thay vì taxi, xe ôm,…).
Với thời đại này thì nhóm kỹ năng chuyển đổi hay những người có khả năng đa nhiệm sẽ nên là hình mẫu mà chúng ta trở thành, thay vì chuyên gia trong 1 lĩnh vực (trừ 1 số ngành nghề). Dưới đây là các lý do chúng ta nên trở thành đa nhiệm:
1. Lựa chọn theo đuổi Career Path không chỉ đơn thuần là lựa chọn, nó giống như 1 dạng đầu tư.
Để có thể lựa chọn được thì trước đó các bạn phải đầu tư thời gian, học phí và các chi phí cơ hội khác để phát triển bản thân có đầy đủ năng lực trong lĩnh vực mà mình theo đuổi. Và với việc đầu tư này bạn kỳ vọng trong tương lai những gì nó đem lại sẽ cao hơn so với chi phí bạn đã bỏ ra.
Tuy nhiên, điều gì xảy ra nếu bạn ĐẦU TƯ hết thời gian tâm huyết để học 1 nghề và phát triển nó nhưng sau đó bạn phát hiện ra mình không phù hợp với nó, mình chỉ học vì thấy nó “trend” – ai cũng đi học và đi làm nghề này (VD: Banking – 2010, Marketing – hiện nay).
Xem thêm: Sau COVID-19, những ngành nào đang là “hot” nhất?
Bạn không thể chắc chắn nghề đó phù hợp với mình. Cũng không có điều gì đảm bảo là bạn sẽ đủ đam mê để theo đuổi nó 5 – 10 năm nữa.
Và nguy hiểm nhất, bạn đang sống trong thời kỳ VUCA – liệu có đến 1 thời điểm mà nghề đó biến mất hoặc bạn phát hiện mình đã chọn sai nghề?
Việc lựa chọn nghề như đã nói giống như 1 dạng đầu tư, và nếu chúng ta chỉ trở thành 1 chuyên gia trong 1 lĩnh vực thì tức là chúng ta đang “bỏ trứng vào 1 giỏ”
2. Ở nội dung trích dẫn trên, tác giả có nói đến việc bị thay thế bởi robot.
Trong bài viết về transferable skills, a có nói tới thống kê của Burning Glass (1 trang chuyên phân tích về xu hướng nghề, công việc,…), những nghề lai ghép (đòi hỏi kỹ năng của nhiều lĩnh vực) có ít nguy cơ bị tự động hóa hơn nhiều so với nghề truyền thống (12% so với 42%).
Những nghề này cũng thường được trả lương cao hơn từ 20-40%. Thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh như Covid, sự thay đổi của xã hội nói chung cũng có thể dẫn đến việc lĩnh vực bạn chọn bỗng dưng không còn được ưa chuộng nữa, và đó là lúc bạn cần 1 nghề tay trái dự phòng.
3. Hiểu biết ở nhiều lĩnh vực giúp cho các bạn có cái nhìn đa chiều và từ đó giúp bạn dễ tìm kiếm ra những ý tưởng đột phá trong kinh doanh, dễ thích ứng trong thời đại VUCA hơn.
Nhìn lại thì chúng ta thấy rất nhiều công ty “disrupt” 1 lĩnh vực nào đó thì founder của họ lại là một người ngoại đạo.
VD: Juan Trippe – sáng lập hãng hàng không Pan Am (đã phá sản) – đã thay đổi ngành hàng không thế giới nhưng ông lại không phải là 1 kỹ sư máy bay; Steve Jobs thay đổi ngành âm nhạc với ipod; Elon Musk thay đổi việc thanh toán với Paypal,…
Việc chúng ta có cái nhìn đa chiều sẽ giúp ta phát hiện được những thiếu sót của các lĩnh vực và có thể tạo ra các ý tưởng đột phá
4. Cuối cùng, rất quan trọng là chúng ta liệu có cố gắng cũng chưa chắc đã vươn được tới sự ưu tú (điều này là sự thật), chúng ta khó có thể trở thành chuyên gia kiểu top 1% vì nó đòi hỏi nhiều thứ như sự kiên trì, môi trường phù hợp, may mắn,… rào cản của quy luật hiệu suất giảm dần (Law of diminishing return),….
Thay vì vậy, chúng ta có thể trở thành top 10% của 2 lĩnh vực, top 20% của 3 lĩnh vực, top 30% của 4 lĩnh vực,… – sẽ dễ dàng hơn nhiều so với trở thành top 1% của 1 lĩnh vực (quy luật hiệu suất giảm dần – càng đầu tư thì return càng giảm).
Nắm được kiến thức tổng quát và vận dụng nó để trở thành chuyên gia trong các lĩnh vực giao thoa giữa các nghề này sẽ dễ hơn.
Chẳng hạn nếu bạn biết lập trình game và ưa đọc sách trinh thám, hãy thử làm những game truy tìm thủ phạm. Nếu bạn giỏi viết lách lẫn am hiểu về tài chính, có thể trở thành nhà báo kinh tế. Hoặc giỏi sư phạm và dinh dưỡng, fitness, có thể trở thành huấn luyện viên PT,.
Quan điểm 1 nghề cho chín còn hơn chín nghề vẫn đúng, nếu chúng ta có nhiều kỹ năng nhưng không có khả năng phối hợp và chuyển đổi nó. Chỉ khi chúng ta biết xếp chồng, biết vận dụng chúng với nhau thì khi đó chúng ta mới trở nên ưu tú.
Về các bạn, các bạn nghĩ sao? nên là CHUYÊN GIA hay là NGƯỜI ĐA NHIỆM? chia sẻ quan điểm của mình dưới cmt nhé
Xem thêm: Phân biệt Generalist và Specialist
Nguồn tham khảo: Report Burning Glass, How to Fail at Almost Everything and Still Win Big – Scott Adam, Group Cafebiz, Jul Trần
Anh là Hưng Lưu, hiện đã có 7 năm kinh nghiệm Marketing / Business Consultant tại các công ty Startup Công nghệ, Giáo dục và cũng từng tự lập startup của riêng mình về ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP VÀ ỨNG TUYỂN.
Anh có khá nhiều bài viết chia sẻ về chủ đề ứng tuyển như CV, Email, cũng như các kinh nghiệm phát triển nghề nghiệp, các bạn có thể click vào profile của anh để xem lại các bài viết cũ nhé!
CareerPrep xin gửi đến bạn đọc một vài bài viết nổi bật khác xoay quanh chủ đề Định hướng nghề nghiệp & Ứng tuyển của tác giả Hưng Lưu, hy vọng chúng sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn:
- Chưa có kinh nghiệm, viết CV như thế nào?
- Kĩ năng giao tiếp thành công: Hãy sở hữu ít nhất 70% số kĩ năng sau
- Gửi email ứng tuyển: Trước khi viết hay, hãy viết đúng
Nếu bạn vẫn đang loay hoay trên con đường tìm việc hay tìm kiếm định hướng cho bản thân mình, hãy thử tham khảo ở nội dung này của CareerPrep nhé!