Dấu hiệu của sếp tồi mà bạn nên biết

Dấu hiệu của sếp tồi

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Bạn càng làm việc lâu cho một người cấp trên, bạn càng khó thuyết phục chính mình cất bước ra đi. Đặc biệt, làm việc lâu với những người quản lý thiếu năng lực, sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn càng bị ảnh hưởng nặng nề. Đó chính là lý do tại sao bạn cần sớm nhận biết những dấu hiệu của “sếp tồi”, trước khi bạn lún sâu hơn vào môi trường làm việc này và chẳng thể rời đi. Hãy cùng CareerPrep điểm qua những đặc trưng phổ biến nhất của “sếp tồi” mà nhân viên nào cũng ngán ngẩm. 

Coi thường nhân viên 

Những người quản lý sẽ cần phải đưa ra những đánh giá về công việc mà bạn làm. Đôi khi những lời nhận xét đó không hề dễ nghe. Tuy nhiên, sẽ có những người quản lý không đưa ra bất cứ lời nhận xét xác đáng nào, họ tạo ra cảm giác rằng, họ đơn thuần thích thú với việc để bạn ngồi ở đó và coi bạn như một khán giả.  

Ở một khía cạnh khác, mặc dù bạn không thích những người sếp không bao giờ đưa ra bất cứ một đánh giá nào, nhưng rõ ràng làm việc cho một người thích chỉ trích và đổ lỗi thậm chí là ngạo mạn còn tệ hại hơn nhiều. Những người như vậy thường tự xem mình “trung tâm vũ trụ” cùng với tư tưởng “your boss is never, ever wrong” đến mức không cần giữ lịch sự với nhân viên của mình từ đó dẫn đến những hành vi thiếu chuyên nghiệp

Nếu đó là phong cách của người lãnh đạo của bạn, hãy nghĩ tới sức khỏe của mình mà “chạy ngay đi” nhé

Xem thêm: “Cung đấu” bộ phim dài tập nơi công sở

Dấu hiệu của sếp tồi là hay giận dữ

Như tất cả mọi người bình thường khác, những người lãnh đạo cũng phải trải qua những ngày “đen tối” và áp lực đôi khi sẽ khiến họ mất bình tĩnh. Tuy nhiên, việc này không nên xảy ra quá thường xuyên và biến nó thành việc thường ngày. Nếu như sếp của bạn thường xuyên bộc phát với một lí do vớ vẩn nào đó và đem bạn ra làm tấm bia cho sự trút giận của bản thân thì có lẽ đã đến lúc bạn chuẩn bị cho mình chiếc CV ở vị trí mới của một công ty khác rồi .

Tiện đây, sau hơn 7 năm tư vấn cho các bạn sinh viên thì anh Hưng – founder CareerPrep thấy các bạn mắc rất nhiều lỗi khi viết CV. Vì thế, anh Hưng có đưa ra 4 công thức vàng cho một tấm CV ghi điểm trong khóa học “Xây dựng CV và Linkedin chuyên nghiệp“. Các bạn quan tâm thì có thể truy cập để tham khảo những gì anh Hưng đúc rút ra được nhé, để thấy chỗ nào offer tốt hơn thì “nhảy” luôn

Xây dựng CV & Linkedin chuyên nghiệp

Cho dù cơn thịnh nộ của sếp trực tiếp liên quan tới bạn,  hay chỉ đơn giản là từ những yếu tố khách quan khác, sự giận dữ,quát mắng sẽ tạo ra những cảm xúc tiêu cực và thiếu chuyên nghiệp ở nơi làm việc. Và một người lãnh đạo hay nổi nóng khiến cho nhân viên trở nên nhút nhát và dè chừng, họ sẽ hạn chế chia sẻ và nói lên ý kiến sáng tạo của bản thân bởi “cơn thịnh nộ” của sếp là thứ khiến họ phải dè chừng.

Một tips hay cho việc bình thường hóa sự giận dữ của sếp đó chính là nếu bạn nghe thấy sếp đang la mắng ở ngoài sảnh, thay vì nghĩ “chuyện gì đang xảy ra?” bạn lại tự nhủ “Ồ chuyện thường ngày ấy mà”, đó chính là lúc bạn cần tìm một chân trời mới.

Nguồn: Pinterest

Xem thêm:
Nên có thái độ thế nào khi mắc lỗi 
Dấu hiệu chứng tỏ bạn là “cái gai” trong mắt sếp 

Kì vọng về những điều phi lí 

Có một vài người quản lý nhìn nhận nhân viên của họ theo cách tương tự như học sinh nghĩ về giáo viên, nghĩa là họ chẳng hề có bất cứ khái niệm nào trong đầu ngoài công việc của chính mình. Họ không thể ngắt những suy nghĩ về công việc ra khỏi đầu để quan tâm đến gia đình, sở thích hay bất cứ thứ gì khác ngoài công việc.

Đây chính là những người sếp kỳ vọng bạn sẽ hi sinh thời gian để phục vụ cho công việc. Đặc biệt, việc “nắm đầu” bạn vào ngày nghỉ là chuyện rất bình thường vì những vị “sếp tồi” nghĩ rằng nhân viên của mình chắc hẳn sẽ rất thích làm việc ngoài giờ. 

Nếu bạn có cảm giác bạn sẽ làm thất vọng sếp mỗi khi bạn rời khỏi công sở, đó chính là dấu hiệu của red flag bạn đang chiến đấu trong một môi trường làm việc không hề lành mạnh chút nào. Việc một người lãnh đạo đặt kì vọng rõ ràng về cấp dưới của mình sẽ góp phần tăng hiệu suất của công việc lên rất nhiều lần 

Xem thêm: Red flag trong môi trường công sở bạn nên biết

Là những ví dụ của sự thất bại

Nếu được chọn một điều khiến phần lớn nhân viên đều phát điên ở nơi công sở, đó chính là một người lãnh đạo không biết diễn thuyết, không biết phát biểu, hay chính xác hơn không biết truyền cảm hứng. Các nhân viên dưới quyền họ sẽ rất khó để cảm thấy sự khích lệ hay chuyên tâm vào công việc khi mà người lãnh đạo không thể hiện đúng tầm như họ mong đợi. Ngoài ra, sự yếu kém về việc lên kế hoạch cũng chính là một trong những nỗi sợ hãi của nhân viên khi những lỗ hổng trong kế hoạch sẽ khiến cho họ nhảy từ nguy hiểm này sang tình huống khẩn cấp khác. Đồng thời họ thụ động trong việc đưa những thông tin mang tính chất xây dựng, góp ý nhân viên của mình để họ có cơ hội sửa đổi cải thiện nhiều hơn

Làm việc dưới quyền của một người lãnh đạo kém cỏi không chỉ khó chịu mà còn gây ra những vấn đề về thực sự với sức khỏe tinh thần và tâm lý của bạn. Vì vậy, nếu bạn rơi vào trường hợp này, hãy dừng việc tự nhủ với bản thân phải cố gắng chịu đựng.

Thay vào đó, hãy tính toán một cách khách quan các thiệt hại mà bạn sẽ hứng chịu nếu ở lại môi trường này. Bạn có thể học cách network với những người giỏi khác phòng ban chẳng hạn. Để ít nhất, còn có một điều gì đó bạn có thể học hỏi được nếu không rời đi. Tuy nhiên, việc network với những người tài giỏi nhưng vốn dĩ không thân thiết với mình lại là một điều khá khó khăn với nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những ai thường tự ti và không giỏi nói chuyện xã giỏi. Hiểu được điều đó, CareerPrep giới thiệu cho bạn một khóa học ngắn với những nội dung thực tế, nhằm giúp các bạn có thể tự tin sẵn sàng bước đến nói chuyện với những người bạn muốn xây dựng mối quan hệ

Thành công của sếp, thất bại của nhân viên

Sếp tồi thích vỗ ngực trước mọi chuyện suôn sẻ, và chỉ tay phê bình khi xảy ra vấn đề. Đây có lẽ là một trong những đặc điểm dở tệ nhất và thường có ở một vị sếp tồi.

Nếu sếp của bạn có xu hướng “đá bóng sang chân người khác” khi có chuyện bất lợi xảy ra, nhưng lại là người đầu tiên đòi quyền lợi khi ánh đèn của sự thành công rọi vào. 

Họ sẵn sàng phủi bỏ mọi nỗ lực, đóng góp của bạn dù bạn làm tốt tới đâu vì họ cho rằng đó là việc bạn nên làm thì bạn cũng nên biết rằng, đây không phải là người sếp để bạn đặt kì vọng vào.

Ngược lại, một vị sếp thông minh sẽ làm rõ hai điều sau: 

  • Thứ nhất, họ sẽ điều chỉnh và khắc phục những sai phạm trước khi thất bại diễn ra
  • Thứ hai, công bố những thành quả của nhân viên khi đạt được thành công.
Nguồn: Pinterest

Xem thêm:
Liệu có nên làm việc hết mình
Cách nhận biết “red flag” trong các mối quan hệ với đồng nghiệp

Người ta vẫn thường hay nói rằng mọi người không rời bỏ một công việc tồi mà là rời bỏ một người sếp “tồi”. Làm việc với “sếp tồi” sẽ tạo ra môi trường làm việc tiêu cực kìm hãm sự phát triển và sáng tạo. Những tác động tiêu cực mà người “sếp tồi” đem lại cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống cá nhân và các mối quan hệ xung quanh bạn. Việc nhận biết được sếp bạn có phải là “sếp tồi” hay không sẽ giúp bạn sớm thoát ra một môi trường làm việc toxic trước khi quá muộn.

Xem thêm:  Làm việc cho “sếp tồi” có khi lại hóa hay 

Bạn có thể xem thêm những bài viết khác về chuỗi series “Chuyện công sở” của nhà CareerPrep ở đây nhé: Công sở 101

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

5 cấp độ Marketing bạn nên biết

5 CẤP ĐỘ TỐI THƯỢNG CỦA MARKETING: DOANH NGHIỆP CỦA BẠN ĐÃ ĐẠT ĐẾN ‘CẢNH GIỚI’ NÀO? Là 1 marketers hay là chủ doanh nghiệp, bạn có biết mình đang nằm ở cấp độ nào