2021: Nhà tuyển dụng “soi” CV ứng tuyển của bạn như nào?

CV ứng tuyển

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Bạn có bao giờ thắc mắc CV ứng tuyển của mình được “soi” như thế nào? Ở bài viết này, Hưng sẽ chia sẻ thêm về cách chuẩn bị những tài liệu trước khi ứng tuyển tìm việc, cụ thể là kĩ năng viết CV ứng tuyển và gửi email.

Hưng  cũng nhận thấy đây là khoảng thời gian nhiều bạn bắt đầu tốt nghiệp, đi tìm kiếm những công việc full-time, thực tập,… Vì vậy ở thời điểm này, mỗi công việc mà các bạn ứng tuyển khả năng sẽ có nhiều CV ứng tuyển cùng gửi về cùng 1 lúc.

Do đó, để tạo được lợi thế cạnh tranh khi ứng tuyển thì việc đầu tư cho CV ứng tuyển của mình là điều bắt buộc phải làm nếu bạn không muốn mình bị lép vế so với ứng viên khác.

Ở bài viết đầu tiên này, Hưng sẽ chia sẻ một “công thức” chung mà các nhà tuyển dụng thường sử dụng khi đọc CV ứng tuyển công việc – công thức 2-6-30 để quyết định liệu một chiếc CV có vượt qua được “vòng gửi xe” hay không. Vậy trong vòng chưa đầy một phút ngắn ngủi ấy, nhà tuyển dụng “soi” những gì trong tấm CV ứng tuyển?

Ngoài ra, nếu bạn chưa biết cách viết CV khi bản thân chưa có kinh nghiệm làm việc, bạn thử đọc bài viết này nhé: Chưa có kinh nghiệm, viết CV như thế nào?

2 GIÂY ĐẦU KHI SOI CV ỨNG TUYỂN: TỔNG THẾ BỐ CỤC

Trong vòng 1 cái chớp mắt, nhà tuyển dụng sẽ nhìn tổng thế bố cục của CV. Nếu bạn trình bày một cách sạch sẽ, gọn gàng với form CV chuẩn và sắp xếp các phần quan trọng một cách có hệ thống, dễ nhìn thì chiếc CV của bạn đã vượt qua ải đầu tiên. Ngược lại, nếu CV của bạn lộn xộn, không rõ ràng, gây ra sự lúng túng cho nhà tuyển dụng thì chắc chắn rằng trong hòm thư của bạn sẽ phải nhận một chiếc email từ chối của công ty.

6 GIÂY TIẾP THEO: TỪ KHÓA CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG VIỆC MÀ CV ỨNG TUYỂN

Sau khi hài lòng với tổng thể bố cục CV ứng tuyển, nhà tuyển dụng sẽ lướt qua các phần quan trọng nhất là học vấn (education), kinh nghiệm làm việc (working experience)kỹ năng (skill). Với khoảng thời gian ngắn như vậy, nhà tuyển dụng mong muốn thấy được những từ khóa trong CV phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển. Đó là lí do mà việc lựa chọn những động từ mạnh, những trường từ vựng chuyên ngành là một kĩ năng vô cùng quan trọng, giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Ví dụ: Bạn đang apply vào vị trí Digital Marketing thì nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ hi vọng tìm được trong CV ứng tuyển của bạn những keywords có liên quan đến công việc này như SEO, lượt tiếp cận (reach), lượt tương tác (engagement), quảng cáo Facebook/Google (Facebook/Google Ads),…

30 GIÂY CUỐI CÙNG: THÔNG TIN CHI TIẾT

Để trở thành ứng viên tiềm năng, CV ứng tuyển của bạn phải vượt qua 30 giây gắt gao này. Đây là thời điểm nhà tuyển dụng “soi” kỹ hơn kinh nghiệm làm việc và các kỹ năng của bạn. Mục đích của nó là để xem bạn đã đạt được những thành tựu, mang lại được những giá trị gì cho công ty công ty và đánh giá các kỹ năng mà bạn lĩnh hội có thực sự công việc mà bạn ứng tuyển. Đồng thời, qua cách sử dụng ngôn từ, nhà tuyển dụng cũng có thể nhận định được phần nào tính cách, khả năng và mức độ gắn bó của bạn với công ty.

Viết một bản CV ứng tuyển không hề khó. Tuy nhiên, viết được một chiếc CV hạ gục nhà tuyển dụng trong thời gian chưa đến 1 phút thì là cả một nghệ thuật vì các bạn phải hiểu là các HR thường là những người vô cùng bận rộn, đặc biệt là trong các tổ chức lớn có chương trình tuyển dụng lớn. Do đó, kĩ năng gây ấn tượng trong thời gian ngắn là điều mà các bạn bắt buộc phải trang bị để cạnh tranh với những ứng viên khác.

Hưng  cũng nhận thấy đây là khoảng thời gian nhiều bạn bắt đầu tốt nghiệp, đi tìm kiếm những công việc full-time, thực tập,… Vì vậy ở thời điểm này, mỗi công việc mà các bạn ứng tuyển khả năng sẽ có nhiều CV tuyển cùng gửi về cùng 1 lúc.

Do đó, để tạo được lợi thế cạnh tranh khi ứng tuyển thì việc đầu tư cho CV của mình là điều bắt buộc phải làm nếu bạn không muốn mình bị lép vế so với ứng viên khác.

Nếu bạn vẫn đang loay hoay trên con đường tìm việc hay tìm kiếm định hướng cho bản thân mình, hãy thử tham khảo ở nội dung này của CareerPrep nhé!

công việc đầu tiên của Hưng

Về tác giả bài viết

Hưng Lưu, một Marketers đã có gần 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, khởi nghiệp,… Hiện tại anh đang là giám đốc Marketing tại BHL Education – một trong những tập đoàn đầu tư giáo tư lớn nhất tại Việt Nam. 

Anh là admin tại cộng đồng Insights & Advancements – Tâm sự chuyện “Nghề”

Đọc thêm về kinh nghiệm làm việc của tác giả tại đây

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

5 cấp độ Marketing bạn nên biết

5 CẤP ĐỘ TỐI THƯỢNG CỦA MARKETING: DOANH NGHIỆP CỦA BẠN ĐÃ ĐẠT ĐẾN ‘CẢNH GIỚI’ NÀO? Là 1 marketers hay là chủ doanh nghiệp, bạn có biết mình đang nằm ở cấp độ nào