Chia sẻ là mất mát?

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share về core values, differentiation strategy và cả Marketing direction của brand bên mình. Sau mình kể chuyện này cho bạn mình, cậu ấy hỏi: “Ủa sao lại share như vậy với đối thủ cạnh tranh trực tiếp? Mày không sợ bên đó lấy know how về cạnh tranh với mày à?”
Uh ha, nghe có vẻ đó là hành động rất ngu ngốc, giúp đối thủ mạnh lên vì họ sẽ có thêm insights và thêm nhiều kiến thức mình nghiên cứu được (customer, competition landscape,…).
Thật ra, nhìn ngắn hạn thì đúng là vậy nếu việc phải cướp được thị phần từ đối thủ là việc sống còn. Nhưng thử nhìn theo 1 view khác, thị trường có thể gia tăng quy mô nếu đối thủ có thêm insight và cùng mình educate khách hàng – nhất là khi sản phẩm đang đánh vào 1 nhu cầu mới. Trong case này, khi có thêm market maker thì market adoption sẽ tốt hơn, thị trường tăng size => % market share của mình có thể vẫn vậy nhưng số lượng khách hành, revenue của mình sẽ tăng lên hoặc chi phí acquire khách hàng mới sẽ giảm đi,…

Learning từ việc này là gì?

Không phải lúc nào mình cũng nên coi mọi thứ là zero sum game (trò chơi tổng bằng không – khi thắng lợi của mình là sự thua cuộc của người khác), mà chúng ta có thể nhìn theo hướng cộng tác, cùng phát triển, kể cả trong trường hợp họ có thể trở thành đối thủ của mình.

Quay trở lại câu chuyện trên, sau đó bên bạn cũng đi promote về định hướng công nghệ giáo dục, STEAM,… một xu hướng học tập mới cho trẻ. Thị trường hiểu biết hơn về khái niệm này, không có nghiên cứu nào để đánh giá tác động của việc có thêm market maker như vậy, chỉ là sau đó mình cũng thấy việc chia sẻ với khách hàng về khái niệm mới dễ thở hơn vì họ bảo cũng đã nghe khái niệm này ở một chỗ khác rồi (phản hồi này trước đó mình hiếm khi được nghe).

Năm 2022 qua đi, mình thấy ngày mình một aggressive và lại đang dần bỏ quên tư duy về cộng tác và sharing như trước kia. Nhiều deal vì mình aggressive quá nên khi action xong tạo ra cảm giác và kết quả win lose cho người tham gia.

Newton từng nói “Tôi nhìn được xa hơn bởi tôi đứng trên vai những người khổng lồ” – ngẫm kỹ thì nếu nhìn xung quanh chúng ta, ai cũng có thể là một người khổng lồ trong một lĩnh vực nào đó. Nếu mình chịu khó chia sẻ và hợp tác, cùng đứng trên vai nha để win win – kể cả với những người tưởng chừng như là đối thủ thì sẽ đi nhanh hơn và bền hơn rất nhiều!

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

5 cấp độ Marketing bạn nên biết

5 CẤP ĐỘ TỐI THƯỢNG CỦA MARKETING: DOANH NGHIỆP CỦA BẠN ĐÃ ĐẠT ĐẾN ‘CẢNH GIỚI’ NÀO? Là 1 marketers hay là chủ doanh nghiệp, bạn có biết mình đang nằm ở cấp độ nào