“Bạn sẽ là ai sau 5 năm nữa?” là câu hỏi phỏng vấn nhằm tìm hiểu về kế hoạch hoặc mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai của bạn, nếu bạn chưa nghĩ nhiều về tương lai thì bạn vẫn nên xem xét cách trả lời cho câu hỏi này vì rất có khả năng bạn sẽ được nhà tuyển dụng hỏi trong cuộc phỏng vấn.
Có thể bạn quan tâm: Bẫy tư duy khiến Marketers trẻ mãi ở level Trainee/Executive
Có lẽ sẽ thật khó để nói rõ bạn sẽ ở đâu trong một năm tới, chứ đừng nói đến năm năm hoặc lâu hơn. Nhưng dù bằng cách nào đi nữa, CareerPrep vẫn sẽ có một số hướng dẫn bạn có thể làm theo để giúp bạn trả lời câu hỏi phỏng vấn này.
Các nhà tuyển dụng thường hỏi loại câu hỏi này để thu thập thông tin chi tiết về mức độ phù hợp của công việc này với nguyện vọng nghề nghiệp tổng thể của bạn.
1. Dụng ý của nhà tuyển dụng
Câu hỏi phỏng vấn phổ biến này giúp người phỏng vấn và người quản lý tuyển dụng hiểu được mục tiêu nghề nghiệp của bạn phù hợp với mục tiêu của công ty như thế nào.
Ví dụ: nếu bạn đang phỏng vấn cho vị trí Content Creator và muốn trở thành một nhà thiết kế UX trong năm năm, thì rất có thể bạn sẽ không được coi là người phù hợp với công việc.
Nhà tuyển dụng cũng muốn có cái nhìn sâu sắc về cách bạn tư duy và cấu trúc suy nghĩ đặt mục tiêu của bạn, liệu vị trí ứng tuyển có phù hợp với mục tiêu dài hạn của bạn không.
Các công ty đều muốn có những thành viên có định hướng chi tiết, tận tâm, những người sẵn sàng tạo ra bước đột phá cho công ty chứ không phải là một nhân chỉ quanh quẩn làm cho qua và đợi đến khi có cơ hội tốt hơn ở doanh nghiệp khác.
Có thể bạn quan tâm: Logical Mindset – để trở thành một Marketer giỏi
Ngoài ra, câu hỏi này cũng giúp họ đánh giá xem bạn có khả năng làm việc lâu dài tại công ty của họ hay không hay bạn sẽ rời đi chỉ sau vài tháng hoặc một năm làm việc. Có thể nói, việc thuê, giới thiệu, đạo tào một nhân viên mới là một khoản đầu tư và doanh thu vô cùng tốn kém, vì thế hầu hết các nhà tuyển dụng đều tìm kiếm những ứng viên đáng tin cậy, có kế hoạch, mục tiêu gắn bó với công dài. Bạn sẽ làm gì, vẫn ở vai trò hiện tại hay một vị trí khác tương đối giống với vị trí cũ tại công ty trong 5 năm tới?
Bạn cũng lưu ý, các nhà quản lý tuyển dụng có thể đặt ra câu hỏi phỏng vấn phổ biến này theo nhiều cách khác nhau như:
- Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn của bạn là gì?
- Công việc mơ ước lý tưởng của bạn ở giai đoạn này trong sự nghiệp của bạn là gì?
- Bạn đang tìm kiếm cái gì ở công ty trong năm năm tới?
- Bạn định nghĩa thành công như thế nào?
- Điều gì là quan trọng nhất đối với bạn trong sự nghiệp của bạn?
- Kế hoạch năm năm của bạn là gì?
- Mục tiêu của bạn trong năm năm tới là gì?
- Bạn sẽ ở đâu trong năm năm?
2. Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn “Bạn sẽ là ai sau 5 năm nữa?”
Các câu hỏi về kế hoạch tương lai có thể khó trả lời — bạn cần phải trung thực trong câu trả lời của mình, nhưng cũng phải giữ nó phù hợp với công việc và ngành. Ví dụ, đừng chia sẻ mục tiêu 5 năm của bạn là xuất bản một cuốn sách self-help trong khi bạn đang phỏng vấn cho vị trí kế toán.
Có thể bạn quan tâm: Biết ưu tiên – tố chất Marketer giỏi cần có!
Dù bằng cách nào đi chăng nữa, nếu bạn chuẩn bị một số công việc trước khi trả lời câu hỏi này trong một cuộc phỏng vấn là vô cùng hữu ích. Khi chuẩn bị câu trả lời của bạn, bạn có thể xem xét các hoạt động dưới đây để thực hành nhé:
- Xem xét mục tiêu của bạn phù hợp với mô tả công việc như thế nào?
Trước khi soạn thảo câu trả lời của bạn, hãy nhớ xem kỹ tin tuyển dụng. Xem xét những kỹ năng và đặc điểm mà nhà tuyển dụng yêu cầu sau đó xem những kỹ năng bạn đã có, muốn củng cố cũng như các kỹ năng bạn muốn có thêm kinh nghiệm. Sẽ rất hữu ích nếu bạn xem xét chi tiết cụ thể về những kỹ năng mà công việc đòi hỏi và suy nghĩ về ý nghĩa của nó để nâng cao kiến thức và chuyên môn của bạn trong các lĩnh vực này trong năm năm tới.
- Hình dung những kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển mà bạn muốn có trong sơ yếu lý lịch của mình sau năm năm.
Đây sẽ là một phương pháp hữu ích để bạn suy nghĩ về một chiếc CV lý tưởng của bạn thể trông như thế nào trên thực tế sau 5 năm.
Hãy nghĩ về các danh mục hoạt động bạn có thể làm trong các năm tới đây.
Ví dụ: bạn có chuyển từ nhân viên Marketing sang chuyên viên Marketing mảng nghiên cứu thị trường, hay có một số kỹ năng nhất định mà mọi người làm cũng lĩnh vực cũng đang trau dồi, hay đặc biệt hơn là bạn sẽ có những thành tựu cụ thể nào có thể vạch như trở thành một chuyên gia và giành được cơ hội cố vấn cho các thành viên trong nhóm cấp dưới.
Bạn có thể không cần đưa tất cả những điểm này vào câu trả lời của mình trong cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, suy nghĩ về chiếc CV lý tưởng trong tương lai của bạn có thể trông như thế nào có thể giúp bạn định hình mục tiêu, kế hoạch của mình.
Đọc thêm: Làm thế nào lượng hóa CV chuyên nghiệp với nhà tuyển dụng? [+Ví dụ chi tiết]
3 bước làm đẹp CV ấn tượng từ khi còn sinh viên?
- Suy ngẫm về sở thích của bạn và cách bạn có thể phát triển các sở thích đó trong công việc của mình.
Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có các khía cạnh để bạn phát triển và học hỏi. Nếu bạn thích một lĩnh vực cụ thể nào đó, bạn hãy tập trung vào công việc bạn đang ứng tuyển, tuy nhiên điều gì cũng cần có thời gian bạn sẽ mất một vài năm để có thể trở thành “master” trong lĩnh vực đó.
Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn là bạn phải có một câu trả lời chắc chắn. Trả lời lắp bắp hoặc mập mờ có thể khiến người phỏng vấn tin rằng bạn không đầu tư vào sự nghiệp của mình, không phù hợp với công ty hoặc đang che đậy điều gì đó.
Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn: Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình?
Câu hỏi phỏng vấn: Bạn biết gì về công ty chúng tôi? [+ví dụ chi tiết]
Câu hỏi phỏng vấn: Tại sao bạn ứng tuyển vị trí này? [+ví dụ chi tiết]
3. Câu trả lời mẫu
- Ví dụ 1
Tiếng Việt
Em apply vào vị trí nhân viên marketing và nhắm đến mục tiêu làm brand manager trong vòng 5 năm tới, bởi e rất muốn một ngày nào đó e có “sở hữu” một thương hiệu của riêng mình bởi với em, đỉnh cao nhất trong marketing là mình xây được thương hiệu.
Và để đi đến cái đích đó thì e nhận thức đc có 2 hướng cho bản thân:
1. Làm ở những brand lớn, đã xây dựng sẵn. Ở đây thì em tin em sẽ học đc bài bản quy trình và đc làm nh campaign lớn. Tuy nhiên điểm yếu là em đang phát triển trên một thứ đã có sẵn, cơ hội tạo ra thay đổi sẽ hạn chế hơn
2. Làm ở các công ty nhỏ, startup. Bù lại ở đây, sẽ vất vả & mày mò hơn nhưng sẽ học đc nhiều mảng hơn, trực tiếp đóng góp vào việc xdung thương hiệu từ con số 0.
Vậy nên đó là lí do tại sao em muốn bắt đầu hành trình từ cty mình
Tiếng Anh
From a Marketing Executive, in the next 5 years, I want to be a brand manager as my goal is building my own brand, which is the greatest achievement in marketing.
I’m aware of 2 ways to reach that point:
1. The first one, working in the largest companies. Since I believe that I would be trained thoroughly by many experts and able to join huge campaigns. But the disadvantage is I can rarely break some rules and try something crazy.
2. The second one, working in SMEs, Startups. Though it would be a tough progress, I can take lessons in many fields and directly build the brand from scratch.
So that’s why I choose your company.
- Ví dụ 2
Tiếng Việt
Em chưa có mục tiêu dài hạn trong 5 năm, vì hiện tại với em, tuổi trẻ quan trọng nhất là trải nghiệm và khám phá bản thân, từ đó mà e sẽ xác định được điều gì e muốn làm và điều gì phù hợp với em.
Vậy nên, trước mắt thì trong vòng 1-2 năm tới e muốn được trải nghiệm làm nhân sự bởi e tin là dù trong ngành nghề nào, tổ chức đâu, làm việc với con người là điều tất yếu & muốn lên cao thì nó càng đặc biệt. Thế nên, trải nghiệm nhân sự em tin sẽ là trải nghiệm giúp em đi được đường dài & làm quen với con người hơn, bên cạnh các kỹ năng chuyên môn khác (mà mình có thể trau dồi qua sách vở)
Tiếng Anh
I haven’t set my goal in the next 5 years, as from my point of view, things that really matter in youth are experiences and discovering myself, then I can define what I want to do and what is suitable for me.
So, in the next 1-2 years, I want to try in a human resources position, because I believe that in any jobs, organizations, working with people is essential, and the higher the level is, the more special it is. That’s why I assure that besides knowledge from books and schools, the experience with people will let me know more about them and help me in the long term.
Có thể bạn quan tâm: Xây dựng giả định – các Marketers hãy lưu ý!