Câu hỏi phỏng vấn: Tại sao chúng tôi phải chọn bạn? [+ví dụ chi tiết]

Câu hỏi phỏng vấn

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Trong một cuộc phỏng vấn, có thể thấy nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn đến vài chục câu hỏi trong 15-20 phút ngắn ngủi và mỗi câu hỏi đều mang mục đích riêng nhằm tìm hiểu ứng viên đồng thời thể hiện dụng ý của nhà tuyển dụng thông qua câu hỏi phỏng vấn.

Và “Tại sao chúng tôi phải chọn bạn?” là một câu hỏi không thể né tránh trong bất kỳ cuộc phỏng vấn nào. Nghe đến đây, các bạn đang thấy hồi hộp rồi đúng không nào ? Đừng lo lắng – trong bài viết này, CareerPrep sẽ hướng dẫn bạn cách có thể trả lời câu hỏi này sao cho ấn tượng và chu đáo nhất cũng như các mẫu câu trả lời. Các bạn cùng đọc tiếp nhé sẽ rất thú vị đó!

1. Dụng ý của nhà tuyển dụng

Có một số lý do tại sao nhà tuyển dụng có thể yêu cầu bạn giải thích lý do tại sao bạn nên được thuê cho vị trí đang tuyển dụng.

Đầu tiên, họ muốn xem bạn tự tin vào khả năng của mình như thế nào? Nếu bạn không nghĩ rằng mình sẽ hoàn thành tốt công việc của vị trí này, thì tại sao họ nên thuê bạn. Chính vì thế bước đầu để trả lời câu hỏi phỏng vấn này bạn cần thể hiện sự tự tin trong cuộc phỏng vấn và đừng hoảng sợ khi họ hỏi câu này.

Lý do tiếp theo mà các nhà tuyển dụng hỏi, “Tại sao chúng tôi phải chọn bạn?” là để đảm bảo rằng bạn đã tìm hiểu về vị trí và hiểu công việc của mình sẽ làm. Nếu bạn thậm chí không xem qua mô tả công việc của họ trước khi nộp đơn, thì rất có thể họ không muốn thuê bạn.

Nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn tìm một người có trách nhiệm trong quá trình tìm kiếm việc làm, thực sự nghiêm túc trong việc tìm hiểu những điều cụ thể của công việc sắp tới. Liệu bạn đã nghiên cứu cẩn thận công việc của công ty chưa hay chỉ ứng tuyển cho vui theo một cách ngẫu nhiên.

Cuối cùng là họ muốn biết điều gì khiến bạn trở nên khác biệt so với các ứng viên khác, điều gì khiến bạn đủ tiêu chuẩn cho công việc này, tại sao bạn có thể thực hiện tốt vị trí này.

Vì vậy, đây là cơ hội hiếm có để bạn “khoe khoang” một chút về bản thân mình để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng

Đọc thêm: WIKI PHỎNG VẤN: Chinh phục mọi câu hỏi phỏng vấn

2. Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn “Tại sao chúng tôi phải chọn bạn?”

Câu hỏi phỏng vấn
Nguồn: Unplash

Có thể bạn cảm thấy lo lắng, hoảng sợ khi nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi này, nhưng thực sự có thể khá đơn giản và bạn có thể chuẩn bị trước để có một câu trả lời thật ấn tượng.

Cũng giống như các câu hỏi phỏng vấn khác, bạn hãy dành một chút thời gian của mình để lập kế hoạch, tìm hiểu. Câu hỏi này có thể được hỏi ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình phỏng vấn — từ phỏng vấn trước tiên đến vòng cuối cùng. Dưới đây là các bước mà CareerPrep đưa ra, bạn tham khảo thử nhé!

– Nghiên cứu việc đăng tuyển

Việc nghiên cứu tin tuyển dụng thật kỹ lưỡng là điều vô cùng cần thiết để hiểu được các kỹ năng, phẩm chất và kinh nghiệm cụ thể mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Các phần chính trong bảng mô tả công việc như “Yêu cầu”, “Kinh nghiệm”, “Mô tả công việc” hãy đặc biệt chú ý đến, và tìm điểm tương đồng giữa những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm so với các kỹ năng, phẩm chất mà bạn cần cống hiến cho công ty.

– Nghiên cứu công ty

Cũng giống như bao câu hỏi khác, bạn cũng dành thời gian nghiên cứu sứ mệnh, mục tiêu và các thông báo gần đây của công ty để có thể giúp bạn trả lời câu hỏi này. Bạn nên sử dụng thông tin này để giải thích cách bạn kết nối với các giá trị của họ và cách bạn có thể giúp họ hoàn thành các mục tiêu kinh doanh chính.

Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn: Bạn biết gì về công ty chúng tôi? [+ví dụ chi tiết]

– Chuẩn bị câu trả lời

Sau khi tìm hiểu các yêu cầu cũng như thông tin về công ty, bạn hãy bắt tay vào viết câu trả lời mẫu cho mình. Giải thích kinh nghiệm, kỹ năng và thuộc tính của bạn giúp bạn phù hợp nhất với công việc như thế nào vì nó liên quan đến công ty và vị trí mà bạn đang ứng tuyển.

Bạn nên giải quyết từng yêu cầu được liệt kê trong tin tuyển dụng, cũng như bất kỳ phẩm chất bổ sung nào khiến bạn trở nên phù hợp. Tuy nhiên bạn cũng nên định lượng thành tích của mình sao cho phù hợp và “vừa đủ” nhé, hãy trả lời những phẩm chất hay kinh nghiệm có liên quan giúp bạn khác biệt với các ứng viên khác.

Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn: Tại sao bạn ứng tuyển vị trí này? [+ví dụ chi tiết]

3. Câu trả lời mẫu

Câu hỏi phỏng vấn
Nguồn: Unplash

Ví dụ 1

Tiếng Việt

Em đã đọc bản mô tả công việc của công ty trước khi đi ứng tuyển và em nhận thấy việc tư duy sáng tạo được nhắc đến nhiều. Và đó cũng là một trong những điểm mạnh của em và em đã phát triển kỹ năng này trong các công việc trước đây. Trong công việc gần đây của em, sếp chỉ cần kiểm tra bản vẽ thiết kế nội thất của em mỗi tuần một lần.

Đó là lý do tại sao em phù hợp với vị trí này…vì em không chỉ có kinh nghiệm chuyên môn của công việc mà còn có thể phát triển mạnh trong môi trường làm việc sáng tạo. Em cũng đã đọc thêm rất nhiều về chủ đề tư duy sáng tạo, vì thế công việc này em rất đam mê và rất muốn là thành viên của bộ phận để có thể vận dụng kiến thức mình đã tích lũy đóng góp cho công ty của mình.

Tiếng Anh

I have read the company’s job description before applying and I noticed that creative thinking was mentioned a lot. And that is also one of my strengths and I have developed this skill in previous jobs. In my recent job, my boss only needed to check my interior design drawings once a week.

That’s why I’m suitable for this position…as I not only have the professional experience of the job but can also thrive in a creative work environment. I have also read a lot about the topic of creative thinking, so this job I am very passionate about and would like to be a member of the department so that I can apply the knowledge I have accumulated to contribute to my company. me.

– Ví dụ 2 

Tiếng Việt

Theo bảng mô tả công viêc, em nhận thấy công ty đang cần một chuyên viên phân tích dữ liệu trong hệ thống hoạt động của mình. Trong công việc gần đây nhất của em, em là nhân viên phân tích dữ liệu đầu tiên được thuê vào bộ phận và em đã thiết lập toàn bộ quy trình phân tích dữ liệu của công ty từ đâu.

Đặc biệt, em đã dùng dữ liệu đó để tiết kiệm 22% chi phí quảng cáo vào năm sau cho công ty. Vì vậy, em nghĩ vị trí mà công ty đang ứng tuyển có nhiều điểm giống với những việc em đã làm ở công việc trước. Đó là lý do tại sao công ty nên chọn em, thêm vào đó là em đã nghiên cứu và am hiểu tổ chức và thích tạo thêm tài liệu bổ sung cho công việc.

Tiếng Anh 

According to the job description, I realize that the company is in need of a data analyst in its operating system. In my most recent job, I was the first data analyst hired into the department, and from there I set up the entire data analysis workflow of the company. In particular, I used that data to save 22% of advertising costs next year for the company.

Therefore, I think the position that the company is applying for has many similarities with the ones I did at my previous job. That’s why the company should choose me, plus I’ve researched and understood the organization and enjoy creating additional materials for the job.

———————————

Nếu bạn là sinh viên và đang tìm kiếm công việc đầu tiên, hoặc là người mới ra trường và mới bắt đầu đi làm, hãy tham gia ngay cộng đồng Lần đầu đi làm của bọn mình trên Facebook Group nhé! Tham gia ngay tại đây

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

5 cấp độ Marketing bạn nên biết

5 CẤP ĐỘ TỐI THƯỢNG CỦA MARKETING: DOANH NGHIỆP CỦA BẠN ĐÃ ĐẠT ĐẾN ‘CẢNH GIỚI’ NÀO? Là 1 marketers hay là chủ doanh nghiệp, bạn có biết mình đang nằm ở cấp độ nào