Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ghi điểm với nhà tuyển dụng

mục tiêu nghề nghiệp

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Mục tiêu nghề nghiệp là một phần không thể thiếu trong một chiếc CV. Thế nhưng, rất nhiều ứng viên xem nhẹ phần này, một phần là do các bạn chưa hiểu hết ý nghĩa của việc viết mục tiêu nghề nghiệp. 

Tuy nhiên, nhà tuyển dụng thường rất coi trọng phần này vì nó đánh giá được sự nghiêm túc của ứng viên với vị trí công việc, ngoài ra nó còn thể hiện một phần kỹ năng và tính cách của ứng viên để giúp họ đánh giá xem ứng viên có phải nhân tố phù hợp với công ty hay không.

Ngoài ra, nếu như bạn chăm chút cho phần này, bạn sẽ có thể thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bản thân phù hợp với vị trí này và gia tăng cơ hội phỏng vấn cho mình. 

Vậy nên hãy cùng CareerPrep tìm hiểu về mục tiêu nghề nghiệp và cách để viết một mục tiêu nghề nghiệp ghi điểm với nhà tuyển dụng nha.

1. Mục tiêu nghề nghiệp là gì? 

Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective) là một đoạn văn ngắn từ 2 đến 3 câu miêu tả về kĩ năng, kinh nghiệm của ứng viên và những vị trí mà ứng viên muốn hướng tới trong sự nghiệp của mình.

Tại sao bạn cần mục tiêu nghề nghiệp?

  • Với nhà tuyển dụng: Khi tìm kiếm một ứng viên cho một vị trí công việc mới, nhà tuyển dụng đôi khi không thực sự cần những người giỏi nhất, họ cần những người phù hợp nhất, có thể đồng hành và tạo ra giá trị cho họ. Thông qua phần mục tiêu nghề nghiệp, họ có thể tìm thấy được ứng viên phù hợp với họ.
  • Với ứng viên: Phần mục tiêu nghề nghiệp đặc biệt cần thiết với những bạn fresher, newbie. Dù chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn vẫn hoàn toàn có thể thuyết phục nhà tuyển dụng chọn bạn nếu bạn thể hiện được mình là người có mục tiêu và thái độ cầu thị để đạt được mục tiêu đó.

Note: Nếu bạn là một người vừa mới chuyển hướng sang một lĩnh vực nghề nghiệp khác thì Mục tiêu nghề nghiệp là điều không thể thiếu trong CV của bạn.

2. Tiêu chí để có mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng

Có đến 80% ứng viên viết sai hoặc viết mục tiêu nghề nghiệp không phù hợp. Mọi người thường tham khảo phần mục tiêu nghề nghiệp trong Template mẫu và viết theo dẫn đến việc viết sai mục tiêu nghề nghiệp. Và kết quả là bạn nhận lại những email từ chối mà không biết mình đã sai hay thiếu ở đâu.

Đọc thêm: WIKI CV: Đây là cách để viết CV chuyên nghiệp bạn nên biết [+Template CV mẫu theo ngành]

Trước khi đặt bút viết mục tiêu nghề nghiệp, bạn hãy chú ý những điểm sau

1. Mục tiêu nghề nghiệp phải đảm bảo được ba tiêu chí: 

  • Ngắn gọn
  • Súc tích
  • Gọi tên, định danh được.

2. Mục tiêu nghề nghiệp cần cụ thể và thể hiện được giá trị bạn sẽ mang lại cho công ty

Bạn nên nhớ HR chỉ dành ra 7.4s để Scan CV của bạn, nên họ sẽ không có thời gian để xem bạn trình bày dài dòng trong CV. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn càng cụ thể bao nhiêu, khả năng bạn được vào vòng phỏng vấn càng cao bấy nhiêu.

Bạn phải chứng minh được rằng mục tiêu nghề nghiệp của bạn gắn liền với lợi ích bạn tạo ra cho công ty. Bạn có thể miêu tả ngắn về những kỹ năng và kinh nghiệm và mình có (kỹ năng tối ưu hóa SEO, kỹ năng bán hàng….) và thể hiện rằng bạn muốn sử dụng những kỹ năng, kinh nghiệm đó để đem lại giá trị cho công ty (tăng lợi nhuận, giảm chi phí vận hành….).

Ví dụ: 

Với sự chăm chỉ và nhiệt huyết của mình tôi tin rằng tôi có thể phát triển bản thân và đem lại lợi nhuận cho công ty. Tôi mong muốn tìm một môi
trường để bản thân có thể vận dụng kinh nghiệm giúp gia tăng doanh số bán hàng lên 25% và giữ chân khách
hàng của mình để đem lại lợi nhuận cho công ty.

3. Sử dụng Keywords

mục tiêu nghề nghiệp

Nguồn: Pinterest

Dưới đây là một JD bạn có thể tham khảo

Vị trí Chuyên viên Quản trị vận hành rất phù hợp với các bạn sinh viên mới ra trường hoặc không quá 02 năm kinh nghiệm tại Hà Nội. Trong 1-2 tháng đầu tiên, các bạn sẽ được đào tạo kết hợp với thực hành trong hệ thống vận hành của X theo sự hướng dẫn của mentor để hiểu về dịch vụ và các quy trình vận hành cốt lõi tại X. Sau đó, bạn sẽ bắt đầu hành trình của một “Chuyên viên quản trị vận hành” tại X như sau:

  • Bạn sẽ theo dõi vận hành X hàng ngày tại các kho vận hành lớn ở HN để đảm bảo vận hành đúng quy trình;
  • Bạn sẽ là người triển khai và quản lý các chiến lược, kế hoạch tiếp nhận từ Ban Giám đốc;
  • Bạn sẽ thường xuyên đi công tác tới các tỉnh, khu vực nội thành được phân công để theo dõi tình hình. Bạn cần am hiểu khu vực để đề ra các mục tiêu, kế hoạch, dự án mới để phát triển dịch vụ giao hàng tại khu vực. Bên cạnh đó, bạn sẽ quản lý bộ phận nhân sự làm việc tại các trung tâm vận hành của X để đảm bảo sự hài hòa trong hệ thống và ổn định về nhân sự;
  • Bạn sẽ chịu trách nhiệm quản lý rủi ro trong quá trình vận hành, trực tiếp giải quyết các sự vụ phát sinh một cách linh hoạt và nhanh chóng, đưa ra các biện pháp cần thiết để nâng cao kết quả vận hành tại các tỉnh phụ trách;
  • Bạn sẽ là người đánh giá, tìm ra các cải tiến để cải thiện và tối ưu hóa các quy trình vận hành, cải tiến công nghệ giúp vận hành X nhanh chóng hơn, đảm bảo được chất lượng giao vận khi quy mô sản lượng liên tục tăng lên và giúp X có được lợi thế cạnh tranh trong ngành giao vận.

Như bạn có thể thấy JD ở trên, bạn đọc thật kỹ CV và lọc ra những Keywords (về kỹ năng cần có, về những công việc bạn cần làm ở vị trí bạn ứng tuyển) và sử dụng chúng vào phần mục tiêu nghề nghiệp cũng như toàn bộ CV của bạn. Điều này không chỉ giúp bạn qua vòng Scan CV của máy (hiện nay một số công ty áp dụng phương pháp này trong trường hợp có quá nhiều CV) mà còn tăng tính thuyết phục trong CV của bạn với nhà tuyển dụng. Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Đọc thêm: JD là gì? Cách đọc JD chuẩn chỉnh

Đây là một số Mục tiêu nghề nghiệp mẫu mà bạn có thể tham khảo:

  • Quản lý dự án: Với bằng thạc sĩ về Construction Project Management và 11 năm làm việc trong ngành Project Management với các dự án được giao đúng hạn 100%, tôi mong muốn được tận dụng khả năng và kinh nghiệm đã được chứng minh của mình để đảm đương và hoàn thành tốt vị trí của một Project Manager trong công ty X

  • Trợ lý nhân sự: Kinh nghiệm trước đây với tư cách là thực tập sinh tại công ty Y với nhiệm vụ hỗ trợ các cuộc phỏng vấn với nhân viên bán thời gian tiềm năng. Có kinh nghiệm trong việc giới thiệu nhân viên mới, cũng như kiểm tra lý lịch của ứng viên. Tìm kiếm cơ hội để sử dụng những kỹ năng này với tư cách là Human Resources Assistant Manager.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được phần nào về mục tiêu nghề nghiệp và ý nghĩa của nó, đồng thời giúp bạn biết cách để viết một mục tiêu nghề nghiệp đúng. Chúc bạn sớm tìm được công việc mơ ước. 

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

5 cấp độ Marketing bạn nên biết

5 CẤP ĐỘ TỐI THƯỢNG CỦA MARKETING: DOANH NGHIỆP CỦA BẠN ĐÃ ĐẠT ĐẾN ‘CẢNH GIỚI’ NÀO? Là 1 marketers hay là chủ doanh nghiệp, bạn có biết mình đang nằm ở cấp độ nào