Câu hỏi phỏng vấn: Tại sao bạn lại bỏ công việc hiện tại? [+ví dụ chi tiết]

Câu hỏi phỏng vấn

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Một trong những câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất mà bạn sẽ được hỏi khi phỏng vấn là “Tại sao bạn lại bỏ công việc hiện tại?” có thể nói đây là một câu hỏi khó để trả lời, vì bạn không muốn nói xấu quản lý hay công ty trước đây của mình. Điều quan trọng là phải chuẩn bị sẵn câu trả lời để bạn không bị mất cảnh giác trước câu hỏi. Khi trả lời, bạn cần đưa ra câu trả lời trung thực và phản ánh hoàn cảnh cụ thể của mình nhưng tránh những điều tiêu cực, nghĩa là, ngay cả khi bạn nghỉ việc vì sếp khó tính hay vì bạn không thích công ty, thì cũng nên hạn chế đề cập đến.

1. Dụng ý của nhà tuyển dụng qua câu hỏi phỏng vấn 

  • Tìm hiểu về quá khứ của bạn: Lý do bạn nghỉ sẽ nói nhiều về con người của bạn là ai. Ví dụ, một người nghỉ vì một tình huống bất hoà với đồng nghiệp cũ sẽ khác với một người bảo anh ta nghỉ vì hướng đi của công ty không còn phù hợp với những giá trị mà anh theo đuổi
  • Kiểm tra độ trung thành và trách nhiệm: Nhà tuyển dụng muốn biết những tiểu tiết như quá trình bạn xin nghỉ như nào, thông báo trước bao lâu bởi cách bạn đối xử với công ty cũ ra sao chính là cách bạn đối xử với công ty mới thế ấy
    Ví dụ như, bạn rời đi đột ngột chỉ với một câu thông báo với quản lý trước ngày nghỉ sẽ rất khác với thông báo về quyết định nghỉ việc trước ba tháng để theo đuổi lộ trình thăng tiến công việc cao hơn hay bạn muốn dành thời gian để theo học cao học trau dồi thêm kiến thức. 

Tóm lại, bỏ việc không xấu, miễn sao hợp tình hợp lý. Các câu hỏi biến thể khác cùng mục đích mà nhà tuyển dụng hay hỏi như: “Tại sao bạn lại nghỉ việc?” hay “Tại sao bạn lại tìm một công việc mới?”

Câu hỏi phỏng vấn
Nguồn: Internet

Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn: Tại sao bạn ứng tuyển vị trí này? [+ví dụ chi tiết]

2. Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn “Tại sao bạn lại bỏ công việc hiện tại?”

Có rất nhiều lý do khiến bạn quyết định nghỉ việc. Có lẽ sếp của bạn là người quá ích kỷ, văn phòng chuyển đến một nơi quá xa nhà của bạn hoặc bạn cảm thấy nhàm chán với công việc đó. Vì vậy việc cân nhắc và lựa chọn câu trả lời sao cho hiệu quả mà không gây ra những suy nghĩ tiêu cực là vô cùng cần thiết.

  • Lý do thật sự của bạn là gì? 

Không việc gì phải nói dối & không nên bởi bạn sẽ không phải là bạn. Hãy hỏi bản thân lí do vì sao bạn lại nghỉ? Không nói dối nhưng không có nghĩa là quá thành thật. Dưới đây là các ví dụ nên và không nên cho câu hỏi này

Không nên Nên
Vì em cãi nhau với sếp & sếp rất hãm Em với sếp có một cuộc tranh luận khá căng thẳng về vấn đề X. [Trình bày chi tiết vấn đề là gì, quan điểm 2 người là gì] & cuộc tranh luận đã giúp em nhận ra trong kinh doanh, góc nhìn của người lãnh đạo sẽ rất khác với nhân viên. Có những ưu tiên mà sếp sẽ phải đặt lên trước vì trách nhiệm trong khi em lại có góc nhìn & sự ưu tiên khác. Vì thế, nhận ra cả 2 không còn chung giá trị, em quyết định rời đi.
Vì lương thấp Em đã cố gắng làm việc và mang lại nhiều lợi ích cho công ty, khách hàng cảm thấy hài lòng hơn, đồng nghiệp cũng vui vẻ hòa đồng với em và sếp cũng thế. Nhưng em nhận ra lương cũng là một yếu tố tạo ra động lực làm việc cho em để có thể trang trải cho cuộc sống cũng như cố gắng tốt hơn nữa. Vì thế em đã quyết định nghỉ việc ạ. 
Vì công việc quá chán, không gây hứng thú với em Mặc dù em đã tiếp thu được các kỹ năng quan trọng trong quá trình làm việc của mình như giao tiếp, quản lý tài liệu, quản lý thời gian, nhưng em muốn tập tủng nhiều hơn vào việc trau dồi kỹ năng viết, kỹ năng lãnh đạo mình. Em đã rất vui vì công việc cũ mang lại cho em nhiều kinh nghiệm giúp em phát triển được những kỹ năng mới.
Câu hỏi phỏng vấn
Nguồn: Internet

Một số cái “cớ” cho việc bạn nghỉ việc hợp tình hợp lí:

  • Em và công ty không còn chung mục tiêu & giá trị
  • Em muốn thử sức bản thân ở lĩnh vực mới
  • Em không phù hợp với văn hoá công ty
  • Em nghỉ việc vì lý do gia đình hoặc cá nhân
  • Em muốn quay trở lại trường theo đuổi tiếp bằng thạc sĩ
  • Em hiện chuyển chỗ ở và công ty cũ thì xa nhà.
  • Thực hành trả lời câu hỏi phỏng vấn

Đây là một câu hỏi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng sẽ đặc biệt tập trung vào cách mà bạn trả lời. Vậy nên thực hành trước ở nhà sẽ đảm bảo bạn xuất hiện tự tin và chu đáo.

Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn: Điểm mạnh của bạn là gì? [+ví dụ chi tiết]

Câu hỏi phỏng vấn: Điểm yếu của bạn là gì? [+ví dụ chi tiết]

3. Câu trả lời mẫu 

  • Ví dụ 1: Khi bạn muốn phát triển sự nghiệp của mình

Tiếng Việt
“Em rất thích công việc và đồng nghiệp cũ của mình, nhưng khi em làm việc cho một công ty nhỏ gần nhà thì khách hàng của công ty em chủ yếu là người địa phương, em cảm thấy mình đã phát triển nhiều nhất có thể ở đó rồi ạ. Chính vì thế em muốn thay đổi môi trường làm việc để có thể phát triển sự nghiệp của bản thân mình tốt hơn ở môi trường đó. Hơn nữa em cũng cảm thấy rất phấn khích khi nghĩ đến việc mình được làm việc cho một công ty có khách hàng toàn quốc để tiếp xúc, giao lưu tốt hơn tỏng tương lai.”

Tiếng Anh
“I really like my job and my former colleagues, but when I work for a small company near my house, the customers of my company are mainly locals, I feel I have developed as much as possible. already there. That’s why I want to change the working environment so that I can develop my career better in that environment. Moreover, I also feel very excited when I think about working for a company with nationwide customers so that I can better interact and communicate in the future.”

Câu hỏi phỏng vấn
Nguồn: Freepik
  • Ví dụ 2: Khi bạn cảm thấy mình không phù hợp với điều kiện công việc 

Tiếng Việt
“Lúc trước em làm kiểm toán tại công ty cũ, sau nửa năm làm việc, vì tính chất đặc trưng của kiểm toán là rất bận thương xuyên phải tăng ca, khiến sự cân bằng cuộc sống giữa công việc và gia đình rất khó để đạt được. Trong khi, em là kiểu người rất đánh giá cao việc cần có những khoảng thời gian nghỉ bởi em cho rằng đây là cách để mình đạt hiệu quả cao trong công việc. Mình không thể hoạt động liên tục như một cái máy, suốt ngày dồn hết sức lực để làm việc được, chính vì thế em muốn tìm một môi trường ôn hoà hơn, giúp mình có những khoảng thời gian hở để làm việc với trạng thái tốt, đem lại kết quả tốt hơn.”

Tiếng Anh
“Before, I worked as an auditor at my old company, after half a year of work, because the characteristic of auditing is very busy, I often have to work overtime, making it difficult to achieve a life balance between work and family. Meanwhile, I am the type of person who appreciates the need to take time off because I think this is a way for me to be highly effective at work. I can’t work continuously like a machine, I put all my energy into working all day, that’s why I want to find a more peaceful environment, which helps me have open time to work with a state of good mind, gives better results.”

—————————–
CareerPrep – Guide to the right job

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

5 cấp độ Marketing bạn nên biết

5 CẤP ĐỘ TỐI THƯỢNG CỦA MARKETING: DOANH NGHIỆP CỦA BẠN ĐÃ ĐẠT ĐẾN ‘CẢNH GIỚI’ NÀO? Là 1 marketers hay là chủ doanh nghiệp, bạn có biết mình đang nằm ở cấp độ nào