Chúng ta ai cũng biết rằng cung cấp thông tin gian dối vào CV rất nguy hiểm. Nhưng bạn biết không, trong rất nhiều cuộc đối thoại tìm việc ngày nay, thỉnh thoảng từ phía nhà tuyển dụng, họ cũng nói đôi điều không thật lắm với ứng viên.
Xem thêm: 03 loại hình phỏng vấn và tính hữu dụng trên thực tế
Tại sao nhà tuyển dụng lại…nói dối?
Thường thì họ không có mục đích xấu. Hầu hết nhà tuyển dụng đều luôn mong muốn lấp đầy vị trí trống bằng người thích hợp nhất. Tuy nhiên, tình trạng quá tải của lượng hồ sơ lại cản trở ý tốt của họ. Đây là thời điểm những lời nói dối vô hại được sử dụng một cách phổ biến.
1. “Chúng tôi sẽ lưu ý đến bạn trong những cơ hội tương lai”
Các nhà tuyển dụng từng gặp rất nhiều người. Và hầu hết họ đều sở hữu cơ sở dữ liệu ứng viên cực lớn. Những khi nhà tuyển dụng nói câu này thường không hoàn toàn là sự thật. Ý họ là: “Tôi sẽ lưu hồ sơ của bạn trên hệ thống”. Cần hiểu rằng họ đang duy trì một tủ hồ sơ khổng lồ dày đặc các CV ứng viên. Nếu khuất tầm mắt thì nhiều khả năng sẽ bị bỏ quên trong tâm trí.
Xem thêm: Tuyển dụng 4.0: Làm thế nào để trở thành một ứng viên được nhà tuyển dụng săn đón?
Cách xử lý: Đừng cho rằng “không” nghĩa là “không bao giờ”. Một khi đã bắt đầu cuộc trò chuyện với nhà tuyển dụng, đừng để nó kết thúc chỉ vì bạn chưa nhận được lời mời làm việc nào. Hãy liên tục kết nối qua các trang tuyển dụng chuyên nghiệp. Bên cạnh đó hãy theo sát những thay đổi và cập nhật thông tin mới về công việc mình quan tâm tại công ty đó trước khi mẩu tuyển dụng được đăng chính thức.
2. “Dù kết quả thế nào chúng tôi cũng sẽ phản hồi bạn”
Sự thật là có thể bạn không bao giờ nhận được câu trả lời khi bạn trượt. Có nhiều lý do khác nhau, nhưng tình trạng thiếu thông tin phản hồi sau phỏng vấn rất phổ biến.
Cách xử lý: Chủ động “ra tay” trước khi lời nói dối này xuất hiện! Bạn nên hỏi nhà tuyển dụng khi nào thì có kết quả phỏng vấn. Bằng cách này, bạn sẽ không tự tra tấn bản thân với những trông ngóng mòn mỏi đến rã rời.
Xem thêm: Phỏng vấn online là gì?
Nếu họ hẹn sẽ có câu trả lời vào mốc thời gian cụ thể, chúc mừng bạn vì đã có cột mốc cụ thể để chờ đợi. Nếu sau đó họ không trả lời, bạn có thể gửi đi một email nội dung nhã nhặn để hỏi thăm sau email gửi đi khi vừa được phỏng vấn xong. Bạn thậm chí có thể tận dụng nội dung thư này giới thiệu bản thân thêm lần nữa.
Nếu có ý tưởng hay về buổi phỏng vấn, đây là thời điểm tốt để bổ sung với họ. Nếu nhà tuyển dụng cần thêm thời gian, hãy thiện chí chờ đợi . Nhưng cần thể hiện sự kiên quyết và thân thiện khi theo dõi quá trình.
3. “Chúng tôi chưa phỏng vấn xong hết ứng viên”
Đôi khi đây là sự thật. Đôi khi thông tin này cho thấy bạn chỉ là lựa chọn dự phòng của công ty. Lời tuyên bố nghe như thể ít nhất công ty cũng sẽ gặp gỡ một danh sách dài các ứng viên mạnh và tiềm năng cho vị trí công việc bạn đang mong muốn, nhưng thực tế không hẳn là vậy.
Xem thêm: Phỏng vấn trực tuyến: 07 ưu và nhược mà bạn cần biết
Thỉnh thoảng nhà tuyển dụng sẽ dùng câu nói này như chiến thuật trì hoãn. Nói cách khác, họ muốn tìm thêm một người hoàn hảo hơn tất cả những ứng viên đã gặp.
Và nếu bạn muốn trở thành top 1 trong mắt nhà tuyển dụng, cắt đứt luôn suy nghĩ muốn tìm người khác của họ thì bạn phải thể hiện được tất cả những điểm mạnh của mình đồng thời sự phù hợp của bản thân với công ty. CareerPrep biết rằng rất nhiều bạn trẻ, đặc là sinh viên hoặc người mới ra trường thường cảm thấy tự tin, không thoải mái trong các buổi phỏng vấn vì sợ mình không đủ kinh nghiệm và kỹ năng. Để giúp các bạn cảm thấy tự tin và thể hiện tốt nhất trong buổi phỏng vấn, CareerPrep tổ chức buổi phỏng vấn thử với chuyên gia có hơn 7 năm kinh nghiệm hướng dẫn các bạn ứng tuyển vào các công ty mơ ước. Bạn nào quan tâm thì có thể truy cập vào link dưới đây nhé.
4. “Mức lương phụ thuộc vào kinh nghiệm”
Thông thường, các công ty đều có sẵn một con số gần đúng trong đầu. Nếu nhà tuyển dụng hỏi bạn về mức lương đề nghị hoặc kỳ vọng thì nghĩa là họ đang cố dò xét xem bạn có đang nằm trong thang mức của họ hay không.
Cách xử lý: Nói chung, tốt nhất vẫn nên đợi đến khi nắm trong tay lời mời làm việc hãy bước qua giai đoạn đàm phán lương . Vì đôi khi nhà tuyển dụng sử dụng mức lương yêu cầu để loại bớt ứng viên.
Xem thêm: Những sai lầm “chí mạng” khi thỏa thuận lương (P1)
Trong trường hợp này, các phòng thủ tốt nhất là nghiên cứu kỹ lưỡng. Hãy chắc rằng bạn đã biết đâu là lợi thế cạnh tranh khi so kè cho vị trí mong muốn. Hơn thế, bạn nên kết hợp cùng nhận thức về những yếu tố phù hợp với nền tảng cá nhân bạn. Đừng hạ thấp mức lương kỳ vọng của mình một cách thiếu cơ sở. Tuy nhiên hãy tỏ ý cho nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn để ngỏ khả năng thương lượng và xem xét các phúc lợi hợp lí bù vào tổng thu nhập nhé!