1. Bạn cần hiểu về thực tập và mục đích của thực tập.
Thực tập thuận lợi là một giai đoạn chuyển tiếp giữa môi trường học tập với xã hội thực tiễn, là giai đoạn vừa làm vừa học của các bạn sinh viên. Những vị trí thực tập sinh trong công ty thường có mức đãi ngộ thấp vì thường các bạn sinh viên còn rất non trẻ. Nhưng bù lại, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm kiến thức trong môi trường thực tế để chuẩn bị cho sự nghiệp trong tương lai.
Ngoài ra, khi đi thực tập, bạn sẽ có cơ hội được trải nghiệm môi trường làm việc của các công ty. Từ đó, bạn có thể tìm được môi trường làm việc phù hợp với bản thân và có thể gắn bó trong tương lai.
Bạn hãy nhớ rằng thực tập là một công việc có tính chất ngắn hạn, nhân sự cho các vị trí thực tập sẽ thay đổi liên tục trong một thời gian ngắn, các công ty sẽ không mấy mặn mà trong việc đào tạo thực tập sinh vì có thể họ cũng sẽ không trở thành nhân viên chính thức của công ty trong tương lai. Chính vì thế, khi đi thực tập, bạn cần phải có trong mình mindset về “sự chủ động”.
Bạn hãy chủ động học hỏi, chủ động quan sát, chủ động kết nối với các anh chị trong công ty để tìm hiểu về công việc, có như vậy thì bạn mới có kì thực tập thuận lợi và có giá trị.
2. Chủ động thành thạo kĩ năng tin học văn phòng
Nhiều bạn sinh viên trước khi đi thực tập thường ngó lơ và không trú trọng đến kĩ năng tin học văn phòng. Tuy nhiên, kiến thức về tin học văn phòng như gửi email, làm báo cáo bằng Excel, PowerPoint… lại rất quan trọng và hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình làm việc của bạn. Nhiều công ty còn coi đây là một yêu cầu bắt buộc dành cho những nhân viên mới.
Chính vì thế, để có một kì thực tập thuận lợi, bạn hãy chủ động trang bị trước cho mình những kĩ năng tin học văn phòng. Hiện nay có rất nhiều kênh Youtube dạy về tin học văn phòng, ngoài ra còn có những kênh khóa học có chứng chỉ khi bạn hoàn thành như Ghitiho…để bạn có thể tham khảo và học tập. Và những chứng chỉ tin học văn phòng như MOS sẽ là một điểm cộng lớn cho CV của bạn, đặc biệt là các bạn Fresher.
3. Chủ động trau dồi kiến thức chuyên môn kể cả khi chưa ai dạy
Có nhiều trường hợp, các bạn được nhận vào thực tập sinh nhưng lại không được giao làm những công việc chuyên môn mà chỉ làm những việc lặt vặt như in ấn, nhập liệu… Lý do là vì các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, các anh chị thường không yên tâm để bạn làm và cũng không có nhiều thời gian rảnh để hướng dẫn bạn từ đầu.
Hơn thế nữa, các vị trí thực tập sinh hiện nay lại thường có tính cạnh tranh cao, nhà tuyển dụng thường sẽ lựa chọn những ứng viên có kinh nghiệm và nhiều kĩ năng nhất khiến cho bạn mất đi nhiều cơ hội thực tập tốt.
Ngoài ra việc tham gia các tổ chức sinh viên, các CLB cũng sẽ giúp bạn tích lũy được các kiến thức cơ bản ban đầu cho việc thực tập sau này.
Đọc thêm: Tự học Marketing – 5 phần kiến thức cơ bản cho newbie Marketing
4. Sắp sếp thời gian hợp lí, tránh để việc thực tập lơ là việc học & ngược lại
Hiện nay, có rất nhiều sinh viên lựa chọn đi thực tập sớm, ngay từ năm nhất, năm hai, việc thực tập sớm sẽ giúp các bạn sớm được trau dồi kinh nghiệm và tăng lợi thế cạnh tranh khi bắt đầu đi làm so với các bạn đồng trang lứa.
Tuy nhiên, các bạn sẽ phải gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian của mình, bởi đa phần các công ty tuyển thực tập sinh là để giải quyết vấn đề thiếu nhân lực của họ nên thậm chí là bạn sẽ phải làm lượng công việc như một nhân viên chính thức. Và nếu không quản lý thời gian tốt, bạn rất có thể sẽ để công việc ảnh hưởng đến việc học và đôi khi là làm hỏng cả hai việc.
Chính vì thế, hãy sắp xếp cho mình một thứ tự các ưu tiên, việc gì quan trọng hơn? Việc học hay việc tích lũy kinh nghiệm? Việc gì cần làm trước?
Đôi lúc có những thời điểm bạn phải ôn thi cuối kì, bạn có thể nói chuyện trực tiếp với anh chị quản lý để họ giảm bớt khối lượng công việc cho bạn. Hoặc đối với các bạn năm nhất, năm hai, các bạn có thể chọn thực tập thuận lợi trong mùa hè.
5. Chuẩn bị CV chuyên nghiệp kể cả khi thiếu kinh nghiệm làm việc
Cho dù bạn đi xin thực tập với kinh nghiệm rất ít ỏi, bạn cũng cần phải có một CV chuyên nghiệp đúng chuẩn. Nhiều bạn vì lo rằng nhà tuyển dụng nghĩ mình không có kinh nghiệm nên liệt kê tất cả những việc mình từng làm, bao gồm cả những kinh nghiệm không liên quan đến công việc. Làm vậy sẽ khiến CV của bạn bị loãng đi và HR thì thực sự không thể biết được bạn có phù hợp với công việc này không khi nhìn vào CV “thập cẩm” của bạn.
Chính vì thế, hãy chọn lọc những kĩ năng, kinh nghiệm có liên quan đến vị trí công việc, bạn có thể chọn ra từ những hoạt động CLB mà bạn tham gia, những dự án mà bạn từng làm, những sản phẩm cá nhân của bạn (ví dụ: viết blog, làm admin fanpage khi ứng tuyển thực tập sinh marketing) .
Đọc thêm: 4 sự thật thực tập cần biết trước để không vỡ mộng