Mục tiêu của bạn trong 5 năm tới là gì?

mục tiêu

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Đây là câu hỏi phỏng vấn vô cùng phổ biến mà khả năng rất cao bạn sẽ được hỏi khi đi phỏng vấn xin việc.

Tại sao câu hỏi này lại làm ứng viên cảm thấy lo lắng? Hầu hết ứng viên đều lo rằng câu trả lời của họ về mục tiêu sự nghiệp sẽ không “đúng” với những gì người phỏng vấn muốn nghe. Do đó, các trang mẹo phỏng vấn đều thi nhau gợi ý 7749 đáp án “đúng” cho câu hỏi này.

Có thể bạn quan tâm: Bẫy tư duy khiến Marketers trẻ mãi ở level Trainee/Executive

Bí mật nhé – không có câu trả lời “đúng” cho câu hỏi này!

Những nhà tuyển dụng sẽ không kỳ vọng rằng những ứng viên sẽ có thể lên kế hoạch chi tiết cho cả cuộc sống và sự nghiệp trong tương lai xa như vậy, thay vào đó họ sẽ chú trọng đến việc các ứng viên theo đuổi những giá trị gì!

Nhà tuyển dụng cần ứng viên biết được những giá trị nào thúc đẩy bản thân mình hành động, và cách mà chúng ta sống cuộc sống của mình dựa trên những giá trị đó. 

Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết này để biến hóa phần thể hiện của mình sao cho thật ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé: Tuyển dụng 4.0: Làm thế nào để trở thành một ứng viên được nhà tuyển dụng săn đón?

Nói cách khác – họ muốn biết được bạn đang làm việc vì cái gì.

Thực sự, trong một thế giới mà mọi người đang sống quá nhanh và vội vã, chúng ta hiếm khi nào “sống chậm lại” để nhìn lại xem mình đang theo đuổi những giá trị gì, và chúng ta cũng hiếm khi nào được khuyến khích để chia sẻ những giá trị đó với người khác.

Kết cục là gì?

Chúng ta cứ liên tục làm những gì chúng ta “nên” làm – học hết cấp 1, cấp 2, cấp 3 rồi thi vào những trường Đại Học mà bố mẹ mong muốn, sau đó ra trường và kiếm một việc làm nuôi sống bản thân, làm việc cho một ông sếp bà sếp suốt ngày cằn nhằn, để rồi sau đó trở thành một phiên bản ông sếp bà sếp ít cằn nhằn hơn.

Có thể bạn quan tâm: Logical Mindset – để trở thành một Marketer giỏi

Vấn đề là chúng ta thường xuyên “ngắt kết nối” giữa những giá trị mà chúng ta theo đuổi, với những gì mà chúng ta làm.

Chúng ta cứ làm, làm và làm, nhưng ít khi nào chúng ta tự đặt ra câu hỏi “tại sao chúng ta lại đang làm việc này”. Và chính điều đó khiến chúng ta hoài nghi về tương lai của mình sẽ như thế nào, không chỉ là trong 5 năm tới đâu!

Vậy là bạn vừa nắm được lý do tại sao câu hỏi này lại “khó” trả lời đến vậy. Nào, giờ thì cùng bọn mình sẽ hé lộ khám phá các cách để trả lời câu hỏi này một cách trọn vẹn nhất nhé!

Có thể bạn sẽ quan tâm: Phỏng vấn trực tuyến: Hên hay xui?

Để trả lời được câu hỏi này, dưới đây là một số điều mà bạn cần làm:

1. “Mục đích” trong cuộc sống của bạn là gì?

mục tiêu

Đúng vậy, phải xác định mục đích sống đầu tiên! Hãy bắt đầu bằng việc đặt câu hỏi “tại sao” cho những gì mà bạn đang làm, đang theo đuổi. Đây có lẽ là câu hỏi quan trọng nhất trong cả cuộc đời bạn, bất kể bạn bao nhiêu tuổi, bao nhiêu kinh nghiệm sống. Thời gian với tất cả mọi người là hữu hạn, ai cũng chỉ có 24 tiếng một ngày, thế nên chúng ta đều muốn làm những gì thực sự có ý nghĩa. Vì vậy, những giá trị mà bạn đang theo đuổi phải thực sự có ý nghĩa với bạn.

Có thể bạn sẽ quan tâm: Chưa có kinh nghiệm, viết CV như thế nào?

Thử một ví dụ nho nhỏ với một người có mong muốn trong cuộc đời mình sẽ mở được một doanh nghiệp lớn, vì một doanh nghiệp lớn có thể ảnh hưởng tới cả xã hội, để về sau có thể để lại di sản nào đó cho đời (bạn có thể hình dung tới những công ty như Vingroup, hay Viettel, Shopee, hay Zalo nhé).

2. Viết xuống các “mục tiêu”

mục tiêu

Chúng ta sẽ không thể làm việc hướng tới “mục đích” mà không có những “mục tiêu” nào cụ thể. Một khi bạn biết mình coi trọng giá trị nào nhất – và tại sao – bạn có thể xác định mục tiêu để giúp bạn sống có mục đích. Cái hay của việc đặt ra các mục tiêu là việc chúng hoàn toàn là của bạn – bạn có quyền xác định những gì bạn muốn, cho dù đó là trở thành Giám đốc điều hành, xuất bản một cuốn tiểu thuyết của mình, tập trung vào việc nuôi dạy con cái của bạn hay một sự kết hợp nào đó mà đặc biệt của riêng bạn!

Có thể bạn quan tâm: Top nguồn học giúp bạn phát triển bản thân trong mùa dịch

Bắt đầu bằng cách xác định hai mục tiêu cho bản thân – mục tiêu mà bạn muốn đạt được cho cuộc sống cá nhân trong 3-5 năm tới và mục tiêu mà bạn muốn đạt được liên quan đến sự nghiệp trong cùng khoảng thời gian đó. Viết cả hai và đặt chúng ở nơi dễ thấy, như là dán một cái tờ note màu vàng trên bàn làm việc chẳng hạn. Điều này sẽ giúp bạn biết được mục tiêu ban đầu của mình là gì, từ đó ra các quyết định dễ hơn.

Quay trở lại ví dụ ở trên, nhân vật này đặt ra 2 mục tiêu trong những năm đầu sự nghiệp của mình là trong 3 năm đầu tiên phải cố gắng để lên được chức vụ quản lý một nhóm nhỏ, bên cạnh đó là kiếm được một người “đồng chí” có cùng mục đích để sau này có thể cùng nhau xây dựng công ty của riêng mình chẳng hạn!

Có thể bạn quan tâm: Biết ưu tiên – tố chất Marketer giỏi cần có!

Tuy nhiên, có rất nhiều bạn, đặc biệt là các bạn sinh viên, thậm chí vẫn chưa thể nào hiểu được mình, biết mình là ai, thích gì, phù hợp với công việc nào. Vì thế, các bạn không vẽ ra được mục tiêu cho sự nghiệp của mình một cách rõ ràng để tự tin trình bày với nhà tuyển dụng. Hiểu được điều đó, CareerPrep sẽ giới thiệu cho các bạn một khóa học “Đánh giá bản thân và xây dựng mục tiêu nghề nghiệp” nhằm giúp các bạn giải đáp những câu hỏi đó, để có thể dễ dàng nhận định được đâu là đích đến của bản thân. Bạn nào quan tâm thì truy cập dưới link này nhé

Đánh giá bản thân và xây dựng lộ trình nghề nghiệp

3. Tạo ra các “bậc thang”

mục tiêu

Ok, mục đích và mục tiêu đã rõ ràng rồi, vậy làm sao để đạt được những mục tiêu đó?

Giả sử nhân vật trong ví dụ muốn trong 5 năm tới mở được công ty của riêng mình, người đó cần phải trải qua một số “bậc thang” thì mới có thể thăng tiến dần lên được.- Bậc thang có thể là “học khóa học liên quan đến quản lý dự án” để có thể tạo ra kết quả tốt hơn.- Bậc thang có thể là “Lên làm quản lý” – để trau dồi kĩ năng làm việc giữa con người với con người.- Bậc thang cũng có thể là “Lên làm quản lý cấp cao (giám đốc)” – để có thể tạo được những mối quan hệ lớn, vừa tích lũy tài chính để mở công ty riêng.

Mỗi người theo đuổi một giá trị khác nhau, bố mẹ, thầy cô hay cả những trang hướng dẫn nghề nghiệp cũng không thể lựa chọn giá trị mà chúng ta theo đuổi – chỉ có bản thân chúng ta mới biết được chúng ta thực sự muốn gì.

Quay trở lại câu hỏi ban đầu, lý do mà những nhà tuyển dụng hỏi chúng ta câu này là vì họ muốn biết xem điều gì kéo chúng ta thức dậy ra khỏi giường mỗi sáng – mục đích và mục tiêu của chúng ta là gì. Không có một công ty nào muốn tuyển một nhân viên không xác định được mục đích và mục tiêu của mình là gì.

Có thể bạn quan tâm: Xây dựng giả định – các Marketers hãy lưu ý!

Vì vậy, trong buổi phỏng vấn tiếp theo, đừng ngần ngại chia sẻ những giá trị mà bạn muốn theo đuổi và cách mà bạn đặt ra các mục đích, mục tiêu cho tương lai nhé!

Và nếu bạn đang trong quá trình chuẩn bị cho buổi phỏng vấn ứng tuyển thời gian này, CareerPrep đang tổ chức buổi phỏng vấn thử 1-1 với anh Lưu Đình Hưng  – founder của website bổ ích này, đồng thời là người có hơn 7 năm kinh nghiệm hướng dẫn các bạn ứng tuyển.

Tự tin chinh phục thị trường tuyển dụng

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

bỏ việc

Mình đã bỏ việc sau 6 tiếng như thế nào?

__________ Tác giả: Thiên Thiên | Bài viết được chia sẻ độc quyền bởi người viết và cộng đồng CareerPrep – Tâm sự chuyện nghề, vui lòng không tự ý repost. __________ Chào buổi tối