Làm thế nào lượng hóa CV chuyên nghiệp với nhà tuyển dụng? [+Ví dụ chi tiết]

Lượng hoá CV chuyên nghiệp

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Bạn có biết, trung bình HR chỉ sử dụng 7.4 giây để đọc một CV. Vậy ở trong hàng nghìn CV được nộp về cho một vị trí cạnh tranh, bạn làm thế nào để chiếc CV của bạn có thể để lại được ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng và trở thành một tấm vé để giúp bạn đi tiếp vào các vòng sâu hơn? Câu trả lời đó chính là bạn phải biết cách “lượng hóa” CV của bạn. Vậy thì lượng hóa CV chuyên nghiệp là gì nhỉ, hãy cùng CareerPrep tìm hiểu nha!

1. Lượng hóa CV là gì?

Lượng hóa CV là việc bạn đưa ra một list những thành tựu có liên quan đến công việc bạn chuẩn bị apply mà bạn đạt được từ những công việc trước đó bằng những bằng chứng cụ thể (thường được nêu dưới dạng con số)

Ví dụ: Cắt giảm 25% chi phí vận hành bằng việc đưa ra kế hoạch nhóm các dòng sản phẩm có liên quan với nhau, giúp cho các sản phẩm được sắp xếp hợp lý hơn.

2. Tại sao cần lượng hóa CV chuyên nghiệp?

Một chiếc CV chuyên nghiệp và một Cover letter tốt chính là chìa khóa vàng giúp bạn mở được cánh cửa đến  công việc trong mơ của bạn. Và hãy cùng xem các con số giúp bạn như thế nào để có được chiếc chìa khóa này nha!

 

Nguồn: Unsplash

  • Lượng hóa CV giúp nhà tuyển dụng hiểu một cách cụ thể những thành tựu mà bạn đã đạt được.
    Khi bạn sử dụng cụm “tăng đáng kể lượng khách hàng cho công ty” nhà tuyển dụng sẽ không thể hiểu được cụ thể bạn đã giúp tăng trưởng cho công ty như thế nào, nhưng khi bạn viết “tăng 37% lượng khách hàng cho công ty”, họ sẽ ngay lập tức hiểu được bạn đã làm việc hiệu quả ra sao tại vị trí của công ty cũ.

  • Những con số giúp cho nhà tuyển dụng biết được bạn đang không “nói quá” về những thành tựu mà bạn đạt được.
    Lượng hóa CV sẽ chứng tỏ được bạn hoàn toàn có cơ sở cho những gì bạn đã nêu ra trong CV của mình. Hơn nữa, nó còn giúp bạn thể hiện được với nhà tuyển tuyển dụng rằng bạn là một ứng viên “result oriented”.

  • Những con số sẽ giúp CV của bạn nổi bật và dễ ghi nhớ hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
    Thông thường những công việc có tính cạnh tranh cao thường có khá nhiều vòng tuyển dụng và số lượng ứng viên vô cùng lớn. Những con số trong CV của bạn sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ ghi nhớ hơn về bạn và giúp bạn có được lợi thế để vào vòng trong hơn so với các ứng viên có cùng năng lực nhưng CV chỉ viết chung chung.
Sau hơn 7 năm tư vấn cho các bạn sinh viên thì anh Hưng – founder của CareerPrep thấy đây là lỗi phổ biến nhất và cũng là lỗi mà nhà tuyển dụng “ngao ngán” nhất khi đọc CV của các bạn. Vì mỗi ngày nhà tuyển dụng phải đọc hàng trăm chiếc CV cùng một vị trí mà thấy cái nào cũng giống cái nào vì toàn list ra những việc làm chung chung. Đó là lí do mà bạn muốn nổi bật hơn các đối thủ khác thì phải chi tiết hoá những gì mà bạn đã làm nhé ( đặc biệt là phần thành tựu hay các giải thưởng). Anh Hưng có đưa ra 4 công thức vàng cho một tấm CV ghi điểm trong khóa học “Xây dựng CV và Linkedin chuyên nghiệp“. Các bạn quan tâm thì có thể truy cập để tham khảo những gì anh Hưng đúc rút ra được nhé.
Xây dựng CV & Linkedin chuyên nghiệp

3. Vậy làm thế nào để lượng hóa CV chuyên nghiệp?

Với đặc thù của từng ngành, chúng ta sẽ có những cách lượng hóa CV hoàn toàn khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu những bước dưới đây để giúp bạn có thể dễ dàng “biến những thành tích của bạn thành những con số” nhé.

  • Hiểu công việc bạn muốn ứng tuyển

Đầu tiên bạn phải hiểu được những yêu cầu cũng như những nhiệm vụ mà bạn sẽ làm trong JD của công việc mình sẽ apply. Tùy vào từng vị trí sẽ yêu cầu những kỹ năng và kinh nghiệm riêng. Bạn cần phải quan sát xem những chỉ số nào quan trọng. Ví dụ như ngành Sales thì đó sẽ là KPI, ngành Marketing thì sẽ là lượt reach, tương tác, tỷ lệ chuyển đổi…

Đọc thêm: Wiki ngành – Chạm ngõ ngành quảng cáo

  • Liên hệ với bản thân

Giờ thì bạn cần nhìn lại quá trình đi làm từ trước đến nay của mình, xem bạn đã có những thành tích gì có liên quan tới vị trí bạn đang ứng tuyển. Đối với những công việc thiên về số liệu thì bạn có thể dễ dàng tìm ra những chỉ số quan trọng đó, nhưng đôi lúc, bạn không thể cung cấp thông tin một cách hoàn toàn chính xác vì công việc bạn làm không có đủ dữ kiện. Lúc đó bạn có thể ước lượng tương đối những kết quả mà mình đã đạt được trong công việc trước đó. 

Ví dụ như một huấn luyện viên thể hình có thể miêu tả công việc của mình bằng việc nói rằng anh ấy  đã hỗ trợ từ 15-20 khách hàng 1 tuần, như vậy nhà tuyển dụng có thể hiểu được rằng số lượng khách hàng của huấn luyện viên này dao động trong ngưỡng đó qua các tuần.

Câu hỏi thường gặp ở đây sẽ là: Nếu mình không có nhiều kinh nghiệm làm việc thì sao?

Các vị trí dành cho newbie, fresher thường không yêu cầu kinh nghiệm, tuy nhiên nhà tuyển dụng sẽ vẫn muốn thấy được năng lực cũng như kỹ năng của bạn. Chính vì vậy bạn có thể cung cấp những số liệu từ chính trải nghiệm của bạn ở Đại học. Ví dụ như nếu bạn tham gia CLB, bạn có thể viết rằng bạn đã kêu gọi tài trợ được bao nhiêu cho dự án CLB, bạn đã tổ chức cuộc thi quy mô bao nhiêu người, bạn đã lead team bao nhiêu người trong một dự án. Hoặc nếu bạn tham gia vào các cuộc thi chuyên môn cho sinh viên, bạn có thể viết vào CV bạn đã đạt được giải gì, top bao nhiêu….

Đọc thêm: Cách làm đẹp CV khi còn là sinh viên

  • Kiểm tra lại những gì bạn đã viết

Cuối cùng, hãy kiểm tra kỹ lại những con số trước khi gửi CV cho nhà tuyển dụng. Điều này sẽ đảm bảo được tính trung thực của bạn khi bước vào vòng phỏng vấn. HR nhiều kinh nghiệm sẽ có nhiều cách để kiểm tra độ chính xác của những con số mà bạn bạn đã viết trong CV. Và mình chắc chắn rằng bạn không muốn mất điểm trước các nhà tuyển dụng đâu!
Đọc thêm: Nói dối trong CV có sao không?

Một trong những cách để kiểm tra chất lượng của CV là liên hệ đến những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm. Nhiều khi không phải là các bạn không có kinh nghiệm mà là vì không biết các kỹ thuật để nâng tầm chiếc CV, từ đó tự tin apply vào những job có lương cao. Bởi vậy, tiện trong bài này, CareerPrep cũng muốn giới thiệu cho các bạn một buổi chữa CV trực tiếp với anh Hưng – founder của website bổ ích này. Bạn nào quan tâm thì có thể tham khảo nhé!

Sửa CV trực tiếp 1-1 với chuyên gia

Hy vọng bài viết trên phần nào có hthể giúp bạn có được một chiếc CV hoàn hảo và chinh phục được những công việc mà bạn mơ ước.

4. Ví dụ minh hoạ lượng hóa CV chuyên nghiệp

📐 Ví dụ 1: Marketing

Chưa lượng hóa: Phát triển và phân phối nội dung cho website và fanpage
Đã lượng hóa: Phát triển & phân phối nội dung cho website & fanpage, tăng 70% lượng tương tác cho mỗi bài đăng socials trong vòng 1 tháng & +3000 traffic hàng tháng cho website

📐 Ví dụ 2: Sales

Chưa lượng hóa: Tạo dựng và duy trì quan hệ tốt với khách hàng, từ đó giúp tăng doanh thu quý của toàn nhóm 
Đã lượng hóa: Tạo dựng và duy trì quan hệ tốt với khách hàng, từ đó giúp tăng doanh thucủa toàn nhóm lên mức 30% mỗi quý, tương đương với mức doanh thu 20tr/tháng

📐 Ví dụ 3: Human Resource

Chưa lượng hóa: Thực hiện quy trình tuyển dụng của Công ty, lập kế hoạch tuyển dụng
Đã lượng hóa: Thực hiện quy trình tuyển dụng của Công ty, lập kế hoạch tuyển dụng, thành công tuyển 5 vị trí mới trong 2 tháng

📐 Ví dụ 4: Giáo dục

Chưa lượng hóa: Giúp học sinh cải thiện điểm thi chuẩn hóa để nâng cao triển vọng nộp đơn vào đại học.
Đã lượng hóa: Triển khai phương pháp X mang lại điểm trung bình 4,3 cho bài kiểm tra thử và tỷ lệ thành công 92%.

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

mức lương ngành Logistics

Mức lương ngành Logistics: Việc nặng lương cao?

Bên cạnh một số ngành nghề nổi bật hiện nay như Marketing, Sales, HR.. thì Logistics là 1 trong những ngành đang rất được săn đón. Có rất nhiều lý do mà nhiều bạn chọn

mức lương ngành IT

Mức lương ngành IT không phải ai cũng có?

IT (Information Technology) thường được biết đến với cái “Công nghệ thông tin”. Đây là 1 ngành nghề khá “hot” được nhiều bạn trẻ lựa chọn để theo đuổi. Không quá khó hiểu khi nhiều