Câu hỏi phỏng vấn: Điểm yếu của bạn là gì? [+ví dụ chi tiết]

Câu hỏi phỏng vấn

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Câu hỏi phỏng vấn “Điểm yếu của bạn là gì?” – là câu hỏi không thể tránh khỏi trong các cuộc phỏng vấn. Việc lồng ghép những điểm yếu của bạn một cách tích cực có thể là một thách thức, nhưng khi bạn kết hợp nhận thức bản thân với một kế hoạch hành động, bạn có thể nhanh chóng nổi bật so với những người ứng viên khác.
Chìa khóa để chuẩn bị cho câu hỏi này là xác định những điểm yếu mà vẫn truyền đạt sức mạnh của bạn đó. Bài viết dưới đây, CareerPrep sẽ hướng dẫn bạn làm điều đó. Let’s gooooooooo!

1. Dụng ý của nhà tuyển dụng qua câu hỏi phỏng vấn 

  • Hiểu rõ bản thân bạn: Có thể nói, ngoài việc tìm hiểu về những gì bạn có thể làm, thì nhà tuyển dụng vẫn muốn biết về những gì bạn không thể làm hoặc những gì bạn gặp khó khăn trong công việc. Cách bạn trả lời sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ về bản thân bạn như thế nào, cũng như liệu bạn có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không.
  • Sự thành thật: Thêm vào đó, chìa khóa để trả lời câu hỏi này là bạn có thể thừa nhận rằng mọi người đều có sai sót và không ai là hoàn hảo cả và bạn sẵn sàng làm việc để cải thiện các kỹ năng đó.

Tuy câu hỏi “Điểm yếu của bạn là gì?” rất phổ biến, nhưng nhiều lúc nhà tuyển dụng cũng sẽ hỏi theo một cách khác mà vẫn cùng một mục đích.

  • “Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?”
  • “Bạn sẽ thay đổi điều gì về bản thân nếu bạn có thể?”
  • “Người quản lý trước đây của bạn đã nói rằng bạn gặp khó khăn với vấn đề gì trong công việc”

Nhà tuyển dụng sẽ linh hoạt trong cách đặt câu hỏi để tránh việc bạn chuẩn bị trước câu trả lời, vì vậy bạn cũng nên tham khảo các câu hỏi tương tự để chuẩn bị câu trả lời thật tốt nhé! 

Câu hỏi phỏng vấn

Đọc thêm:
3 điều nhà tuyển dụng tìm kiếm ở bạn trong vòng phỏng vấn
Câu hỏi phỏng vấn: Bạn biết gì về công ty chúng tôi? [+ví dụ chi tiết]

2. Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn “Điểm yếu của bạn là gì?”

Bạn sẽ nói về điều gì khi được hỏi câu hỏi này? Có lẽ bạn cảm thấy điểm yếu rất khó để nói đúng không nào? vì vậy bạn cần phải cẩn thận khi chia sẻ về các ý kiến của mình. Mặc dù đúng là ai cũng có khuyết điểm, nhưng bạn nên xem xét và chọn lựa kỹ lưỡng để chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn. Vậy chúng ta nên lựa chọn điểm yếu như thế nào cho phù hợp?

  • Xác định điểm yếu dựa trên các kỹ năng của mình

Chọn điểm yếu dựa trên kỹ năng là một lựa chọn tuyệt vời vì bạn có thể thực hiện các bước cụ thể để phát triển kỹ năng cụ thể đó. Nếu đó là một kỹ năng dễ học, bạn cũng có thể đề cập rằng bạn hiện đang phát triển kỹ năng đó (hoặc bạn dự định phát triển kỹ năng đó). 

Chẳng hạn như nếu bạn nói điểm yếu của mình là tiếng anh giao tiếp, bạn có thể nói rằng bạn hiện đang tham gia một khóa học trực tuyến về cách sử dụng các câu hội thoại thường ngày tại công ty. Bạn nên tùy chỉnh điểm yếu của mình cho phù hợp với công việc mà bạn đang ứng tuyển. 

Một số điểm yếu về kỹ năng như: Số liệu, ngoại ngữ, tin học văn phòng hay thậm chí là chính tả.

  • Xác định điểm yếu dựa trên các tính cách của mình

Bạn cũng có thể đề cập đến một điểm yếu trong tính cách của mình. Tất nhiên, hãy tránh nêu ra những cái như bạn không thể cộng tác với đồng nghiệp hoặc quá chỉ trích công việc của người khác. Bạn vẫn nên giữ cho mình “hình tượng” rằng bạn sẽ là một nhân viên tích cực, năng suất và có thể làm việc tốt với một nhóm.

Một số điểm yếu về tính cách thường thấy như: Thiếu tính sáng tạo, không kiên nhẫn, quá nhạy cảm hay quá trung thực.

Câu hỏi phỏng vấn
  • Giữ sự tích cực trong câu trả lời

Dù bạn có lựa chọn điểm yếu nào đi chăng nữa thì điều quan trọng là cố gắng duy trì sự tích cực và cho họ thấy bạn sẽ làm gì để khắc phục điểm yếu đó của mình.

Ví dụ: nếu bạn đang ứng tuyển vai trò đại diện dịch vụ khách hàng, tốt nhất bạn không nên đề cập đến việc bạn cảm thấy không thoải mái khi nói chuyện với mọi người. Thay vào đó, hãy tập trung vào một điểm yếu không khiến bạn bị loại khỏi công việc và bạn hiện đang nỗ lực cải thiện.

  • Hãy luôn thành thực

Cuối cùng trong khi bạn muốn trở nên tích cực, bạn cũng nên trung thực. Những câu trả lời như “Em nghĩ em không có bất kỳ sai sót nào” có lẽ một câu hỏi thiếu sự chân thành đúng không nào? 

Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn: Tại sao bạn ứng tuyển vị trí này? [+ví dụ chi tiết]

3. Câu trả lời mẫu 

  • Ví dụ 1: Bạn có thể sử dụng câu trả lời này khi có điểm yếu về tính cách

Tiếng Việt

“Khoảng thời gian trước đây, khi làm việc ở công ty cũ em nhận thấy mình rất hay trì hoãn công việc và không thực hiện công việc đúng thời hạn chị quản lý đã giao. Vấn đề của sự trì hoãn là nó gây ra rất nhiều căng thẳng không đáng có trong quá trình làm việc của em. Sau này, khi em xác định rằng đây sẽ là một vấn đề lớn, em đã học cách tự điều chỉnh để hoàn thành công việc sớm để có thời gian xem xét lại công việc và đưa ra hiệu quả công việc tốt nhất. Điều này đã giúp em bớt căng thẳng hơn và đạt kết quả tốt hơn trong tất cả công việc được giao.”

Tiếng Anh

“A while ago, when working at my old company, I realized that I often procrastinated and did not perform the work on time as assigned by the manager. The problem with procrastination is that it causes a lot of unnecessary stress in my work. Later, when I determined that this was going to be a big deal, I learned to self-regulate to finish work early so that I had time to review my work and deliver my best performance. This has helped me to be less stressed and get better results in all my assignments.”

Câu hỏi phỏng vấn
  • Ví dụ 2: Câu trả lời này có thể sử dụng khi bạn có điểm yếu về các kỹ năng. 

Tiếng Việt

“Trước đây, khi học cấp ba em đã được học cách sử dụng Excel nhưng khoảng thời gian đó em coi nhẹ việc này và lơ là các tiết học, cho đến khi tốt nghiệp đi làm thì em nhận ra việc thành thạo các công cụ văn phòng là rất quan trọng. Em rất muốn có thể tạo các bảng tính và công thức phức tạp hơn một chút, vì vậy em đã quyết định tham gia các khóa học trực tuyến và đã có thể sử dụng Excel hiệu quả hơn. Em vận dụng Excel trong mọi hoạt động hàng ngày như lên danh sách mua đồ ăn khi đi chợ hay theo dõi các việc cần làm trong ngày vì em nghĩ rằng việc sử dụng thường xuyên sẽ giúp kỹ năng này của em cải thiện.”

Tiếng Anh

“Previously, when I was in high school, I learned how to use Excel, but during that time I ignored this and ignored the lessons until I graduated and went to work, I realized that It is important to have mastered Office tools. I really wanted to be able to create a little more complex spreadsheets and formulas, so I decided to take online courses and have been able to use Excel more effectively. I use Excel in all my daily activities like making a grocery shopping list when I go to the market or keeping track of my to-do list for the day because I think using it regularly will help my skill improve.”
———————-
CareerPrep – Guide people to the right job

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

cover letter

Làm thế nào để viết Cover Letter?

Chắc hẳn khi đi apply vào một vị trí công việc, bạn đã từng nghe qua về cụm từ “Cover Letter”. Nhưng lại có khá nhiều bạn vẫn chưa hiểu về Cover Letter và cách