Portfolio là gì? Cách viết Portfolio ấn tượng.

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Chắc hẳn khi đọc một số JD, bạn sẽ thấy cụm từ “gửi CV hoặc Portfolio về địa chỉ…” và thắc mắc “Portfolio là gì nhỉ” không. Dù Portfolio ít phổ biến hơn so với CV và viết Portfolio ấn tượng cũng khó hơn, Portfolio lại chính là một công cụ vô cùng đắc lực để giúp bạn gây ấn tượng và chinh phục nhà tuyển dụng và là một thứ không thể thiếu trong quá trình ứng tuyển của một số ngành nghề. Vậy hãy cùng CareerPrep tìm hiểu về Portfolio và cách viết Portfolio ấn tượng nhé.

Portfolio là gì?

Cụm từ Portfolio bắt nguồn từ tiếng Italy, được ghép từ 2 chữ “Porta” (có nghĩa là chứa đựng, mang) và “Foglio” (có nghĩa là chiếc lá hay tờ giấy). Chúng ta có thể hiểu ngắn gọn Portfolio là một bộ sưu tập các sản phẩm, dự án mà bạn đã từng thực hiện trong quá khứ hoặc các công việc trước đây.

Có thể bạn sẽ thấy Portfolio khá giống CV, trên thực tế thì hai loại sản phẩm này đều giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ về bạn. Nhưng Portfolio sẽ tập chung vào các kĩ năng, kinh nghiệm cũng như chất lượng các sản phẩm của bạn thay vì những bằng cấp học thuật mà bạn ghi trong CV. Và cũng vì tính chất chỉ bao gồm một trang A4 nên CV sẽ không thể mô tả chi tiết về bản thân bạn như Portfolio. 

Sau hơn 7 năm tư vấn cho các bạn sinh viên thì anh Hưng – founder của Careerprep thấy các bạn mắc rất nhiều lỗi khi viết CV, khiến cho Cv vốn dĩ đã ngắn gọn trên một trnag A4 lại càng mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Vì thế, anh Hưng có đưa ra 4 công thức vàng cho một tấm CV ghi điểm trong khóa học “Xây dựng CV và Linkedin chuyên nghiệp“. Các bạn quan tâm thì có thể truy cập để tham khảo những gì anh Hưng đúc rút ra được nhé.

Xây dựng CV & Linkedin chuyên nghiệp

Tại sao bạn cần có Portfolio?

Chúng ta thường quen thuộc với việc nộp CV hơn là Portfolio, và việc tạo ra một chiếc CV cũng nhanh và đơn giản hơn rất nhiều so với việc viết Portfolio ấn tượng. Thế nhưng Portfolio lại cực kì quan trọng trong nhiều nhóm ngành vì tính “xác thực” của nó. 

⏩Ví dụ: Khi bạn ghi một công việc đã từng làm ở đâu đó trong CV, nhà tuyển dụng sẽ không thể biết được bạn đã làm tốt công việc đó như thế nào. Tuy nhiên, họ sẽ đánh giá được một cách trực quan khả năng của bạn. 

Portfolio cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong nhiều nhóm ngành, ở những nhóm ngành này, nhà tuyển dụng không chỉ muốn thấy được những kiến thức lý thuyết của ứng viên mà còn muốn biết cách họ áp dụng những kiến thức ấy vào công việc thực tế như thế nào. Và các sản phẩm của bạn sẽ có tính thuyết phục cao hơn nhiều so với những dòng chữ suông.

  • Nhóm ngành sáng tạo như thiết kế, marketing, quảng cáo, người mẫu, nhiếp ảnh: Những ngành này yêu cầu tính thẩm mỹ cũng như tính sáng tạo và những sản phẩm trực quan và không thể thể hiện hết qua ngôn từ. Bạn hoàn toàn có thể thể hiện được thông qua việc thiết kế Portfolio của bạn hoặc đưa các sản phẩm mà bạn đã từng làm vào Portfolio. 

  • Nhóm ngành nhà hàng-khách sạn hoặc tài chính-đầu tư: Với đặc thù có nhiều dự án, sản phẩm việc tạo một “bộ sưu tập” các sản phẩm sẽ dễ giúp bạn dễ dàng truyền đạt thông tin một cách tổng quan, chi tiết cho HR hiểu rõ về năng lực cũng như kinh nghiệm của bạn.

Cách viết Portfolio ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Portfolio không có một khuôn mẫu nhất định, việc viết Portfolio ấn tượng sẽ phụ thuộc nhiều vào tính tính chất công việc của bạn.

Portfolio trực tuyến:

  • Portfolio dạng website, blog:

Nếu bạn là designer, photographer có thể xây dựng một trang web các sản phẩm cho riêng mình, hiện nay việc tạo một website cực kì dễ dàng, bạn có thể tham khảo các trang web như 1Web.vn, WordPress.com, Bloger.com, Wix.com….

cách viết portfolio ấn tượng

Nguồn: ATP 

  • Portfolio dạng tài khoản:

Các mạng xã hội như Facebook, Instagram cũng có thể là nơi để bạn tạo Portfolio cho chính mình, và bạn cũng có thể rèn luyện những kĩ năng của mình tốt hơn thông qua thực hành thực tế.

Ngoài ra, nếu bạn là designer hoặc editor, bạn có thể lên một số cộng đồng dành cho designer như Behance, Deviant Art, Coroflot, Bleidu, ViewBook… Tại đây, người sử dụng có thể tạo một tài khoản và đưa sản phẩm của mình lên.

portfolio là gì

 

Behance – nơi các designer chia sẻ sản phẩm của mình.

cách viết portfolio ấn tượng

 

Tivi của bố, một fanpage của một bạn Content Writer, đã đạt 463k theo dõi.

Portfolio dạng in ấn: 

Portfolio này có thể sử dụng trong nhiều nhóm ngành, nghề. Bạn cũng có thể tạo phiên bản PDF hoặc bản in ấn để gửi đến nhà tuyển dụng một cách thuận tiện nhất. 

Những thông tin cần có trong Portfolio: 

Thông tin bảo hộ quyền sở hữu: Ghi rõ đây là tác phẩm thuộc quyền sở hữu của bạn hoặc đơn vị bạn từng hợp tác, được bảo mật hoàn toàn và không ai có quyền sao chép.

Triết lý công việc (Work Philosophy): Cách nhìn nhận của bản thân về lĩnh vực đang theo đuổi. Bạn có thể thỏa sức thể hiện bản thân qua phần này nhưng hãy chú ý đến một số yêu cầu của nhà tuyển dụng để chứng minh được bản thân phù hợp với vị trí công việc này.

Mục tiêu nghề nghiệp: Thường là mục tiêu sự nghiệp trong vòng 05 năm tiếp theo.

Tuy nhiên, có rất nhiều bạn, đặc biệt là các bạn sinh viên, thậm chí vẫn chưa thể nào hiểu được mình, biết mình là ai, thích gì, phù hợp với công việc nào. Vì thế, các bạn không vẽ ra được mục tiêu cho sự nghiệp của mình một cách rõ ràng để tự tin trình bày với nhà tuyển dụng. Hiểu được điều đó, CareerPrep sẽ giới thiệu cho các bạn một khóa học “Đánh giá bản thân và xây dựng mục tiêu nghề nghiệp” nhằm giúp các bạn giải đáp những câu hỏi đó, để có thể dễ dàng nhận định được đâu là đích đến của bản thân. Bạn nào quan tâm thì truy cập dưới link này nhé

Đánh giá bản thân và xây dựng lộ trình nghề nghiệp

Sơ yếu lý lịch: Đây là thông tin cá nhân cơ bản, có thể chèn đường dẫn URL đến CV/Resume khi làm Portfolio online.

Kỹ năng: Bạn nên điền từ 03 – 05 kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực đang theo đuổi vào Portfolio. Như vậy sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được mức độ phù hợp của bạn với vị trí công việc.

Bằng cấp/chứng chỉ/sản phẩm từng thực hiện: Portfolio cần có giấy tờ chứng minh bằng cấp, file tài liệu về các dự án bạn đã làm để giúp nâng tầm giá trị Portfolio trong mắt nhà tuyển dụng.

Lưu ý nhỏ khi viết Portfolio

Như mình đã nói ở trên, Portfolio không có một công thức chung, và mỗi người sẽ có một cách tạo Portfolio riêng tùy thuộc vào cá tính cũng như gu thẩm mỹ của bản thân. Portfolio có thể giúp bạn thỏa sức sáng tạo và thể hiện sự sáng tạo đó với nhà nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên, dù ở bất cứ dạng nào, vì mang tính trực quan cao nên bạn hãy lưu ý rằng Portfolio cần phải đạt được 2 tiêu chí:

Dễ nhìn: Không cần quá đẹp, nhưng các sản phẩm trong Portfolio của bạn cần được sắp xếp gọn gàng để người xem có thể dễ dàng tìm kiếm các sản phẩm.

Dễ hiểu: Bạn đừng nên chỉ đưa các sản phẩm lên một cách khô khan và bảo người đọc hãy xem hết Portfolio của bạn đi. Bạn hãy coi mình là nhà sáng tác và người đọc là khán giả của bạn. Hãy cố gắng đưa những câu chuyện thú vị về sản phẩm của bạn, về quá trình bạn làm ra và những bài học bạn rút ra được… để đảm bảo người đọc có thể hiểu và hứng thú xem hết Porfolio của bạn.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được phần nào về Portfolio. Chúc bạn bạn tìm được công việc mơ ước.

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

cover letter

Làm thế nào để viết Cover Letter?

Chắc hẳn khi đi apply vào một vị trí công việc, bạn đã từng nghe qua về cụm từ “Cover Letter”. Nhưng lại có khá nhiều bạn vẫn chưa hiểu về Cover Letter và cách