Vì sao nhiều bạn trẻ đi tìm việc lại vỡ mộng?

tìm việc

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Dạo facebook, chúng ta thấy nhan nhản những bài tâm sự của sinh viên trường top, thành tích “khủng” về thực tế đi tìm việc không được như mơ: Lương tám chữ số không thấy, ngược lại còn phải rất vất vả để có thể thích ứng được với môi trường làm việc khắc nghiệt. Có khi nào xuất phát điểm tốt hơn người khác lại là một bất lợi? Hay còn nguyên nhân nào đằng sau một điều nghe tưởng như nghịch lí ấy?

1. GPA ngất ngưởng khiến bạn ảo tưởng khi tìm việc

tìm việc

Tấm bằng xuất sắc thể hiện bạn đã nỗ lực thế nào ở trường học, bạn hoàn toàn có quyền tự hào về điều đó. Nhưng khi mới đi tìm việc, kinh nghiệm và kỹ năng chưa có, bạn phải cố gắng gấp nhiều lần hơn thế trước khi tự hài lòng với bản thân. Chưa kể đến việc nhiều bạn làm trái ngành, nên chuyên môn cũng coi như bắt đầu từ con số 0.Không có gì khó hiểu khi bạn sở hữu tấm bằng xuất sắc nhưng vẫn bị đối thủ cướp mất hợp đồng, vẫn làm báo cáo tài chính sai hay không hoàn thành tốt KPI đã được giao.

Có thể bạn đủ giỏi để làm được bất kỳ điều gì bạn muốn, nhưng bạn còn cần có sự khiêm tốn và kiên nhẫn để hoàn thành được nó. Hơn nữa, đừng vội tưởng mình đã có trong tay nhiều thứ lắm, bạn còn phải học nhiều nữa để tự nhận ra giá trị của mình.

Người ta thường khuyên cho các bạn trẻ khi bát đầu đi tìm việc là hãy làm thật nhiều, thử thật nhiều. Nhưng lời khuyên này chưa đủ: hãy làm thật kỹ, thử thật lâu! 

2. Luôn kiếm tìm mức lương cao thay vì tìm kiếm bản thân mình là ai

tìm việc

Không thể phủ nhận mức lương quả thực là một tiêu chí hấp dẫn đối với các bạn trẻ, vậy nên có một tâm lý phổ biến rằng điểm cao cộng thêm bề dày hoạt động ngoại khóa sẽ giúp bạn thuận lợi trên hành trình tìm việc. Nhưng quá nôn nóng tìm một công việc lương cao khiến bạn cứ cố gắng “làm đầy” CV tìm việc bằng đủ thể loại hoạt động mà xem nhẹ yếu tố phù hợp với công việc.

“Nếu lọt top 10% những người giỏi nhất trong bất kỳ lĩnh vực nào thì chắc chắn bạn sẽ có lương cao và thành công” – đó là lời khuyên của chuyên gia truyền thông Nguyễn Đình Thành dành cho các bạn trẻ trong cuốn sách Thần thoại PR. Mà để lọt top những người giỏi nhất, đương nhiên bạn phải dành thời gian suy nghĩ về con người mình, những giá trị phù hợp với bản thân thay vì chỉ cố gắng tìm kiếm việc làm lương cao hào nhoáng ngay từ đầu.

Bạn đọc nào quan tâm có thể tham khảo bài viết: Phải thành công trong 1 lĩnh vực nếu muốn lọt vào top 1% những người thành công? của CareerPrep nhé!

Khoảng thời gian sau khi mới ra trường là cơ hội tốt để bạn học hỏi và trải nghiệm nên khi đi tìm việc, đừng quá quan trọng vấn đề tiền lương mà hãy cân nhắc giữa lợi ích nhận lại được trong dài hạn với chi phí thời gian và công sức bỏ ra. Hãy đầu tư thêm thời gian và tiền bạc để đi trả lời cho câu hỏi “Bản thân mình có điểm mạnh gì và nó phục vụ như thế nào cho công việc tương lai?”

3. Mơ hồ về công việc ứng tuyển

tìm việc

Rất nhiều bạn trẻ hiện nay khi phỏng vấn tìm việc cảm thấy lúng túng khi được hỏi “Bạn làm gì hàng ngày với công việc này?” Khi chính bạn còn chưa định hình ra được công việc mình ứng tuyển là phải làm những gì ở công ty thì bạn chắc chắn không thể nào có chiến lược viết CV hạ gục nhà tuyển dụng hay chinh phục những buổi phỏng vấn khó nhằn. Nói rộng ra, để hiểu được chi tiết công việc, bạn phải đặt công việc đó trong một mối quan hệ rộng hơn, đó là nghề và ngành.

Các bạn trẻ hiện nay thường bị shock vì cái nhìn thiển cận và mông lung của mình về thị trường tuyển dụng bị “vùi dập” bởi môi trường cạnh tranh quá khốc liệt và phức tạp giữa các ứng viên. Đó là lí do mà trước khi đi tìm việc, bạn nên tìm mọi cách để thâm nhập thị trường tuyển dụng hiện nay, để không bị vỡ mộng, và quan trọng hơn, để biết được mình đang ở đâu và mình sẽ làm gì trong tương lai. 

Nếu bạn là một sinh viên, làm cách nào để “bước chân” vào thị trường tuyển dụng vốn đã khắc việt ngoài kia? Học cách viết CVemail ứng tuyển sao cho đúng chính là nền gạch đầu tiên bạn cần phải xây đấy! 

————————–

CareerPrep – Guide people to the right job

Một platform giúp giới trẻ định hướng công việc & cung cấp insights về ngành nghề.

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

bỏ việc

Mình đã bỏ việc sau 6 tiếng như thế nào?

__________ Tác giả: Thiên Thiên | Bài viết được chia sẻ độc quyền bởi người viết và cộng đồng CareerPrep – Tâm sự chuyện nghề, vui lòng không tự ý repost. __________ Chào buổi tối