Cái mác của trường đại học có thật sự quan trọng khi đi làm hay không?

mác đại học

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Với kinh nghiệm của bản thân anh từng xuất phát điểm là sinh viên của trường đại học dân lập Thăng Long (TLU – thời điểm 2010 khi anh bắt đầu học, mác trường dân lập vẫn đang được đánh giá là “kém sang”) và đã trải qua nhiều môi trường làm việc ở các tổ chức lớn khác nhau, cũng như tiếp xúc với rất nhiều bạn sinh viên, người đi làm xuất phát từ rất nhiều môi trường khác nhau, hôm nay Hưng sẽ chia sẻ quan điểm của mình với các bạn về câu chuyện.

Liệu cái mác của trường đại học có quyết định tới khả năng thành công của bạn không?

mác đại học

Có một sự thật là nếu các bạn đã bước vào môi trường đi làm một vài năm, hay thậm chí là một vài tháng thôi, các bạn sẽ thấy rằng một trong những điều mà chúng ta sẽ quan tâm ít nhất về các đồng nghiệp của mình chính là việc “họ xuất thân từ trường đại học nào”. Thay vào đó, khi bước vào môi trường công sở, chúng ta sẽ chỉ quan tâm đến câu chuyện “Họ có làm được việc không? Họ có được sếp và các đồng nghiệp khác yêu quý không?”

Môi trường đi làm rất khác so với thời đi học, và mọi người sẽ đánh giá chúng ta thông qua những trải nghiệm của chúng ta, và những giá trị mà chúng ta tạo ra, hơn là chỉ đơn thuần đánh giá qua cái mác của trường đại học. Điều này cũng có thể thấy được thông qua xu hướng tuyển dụng các sinh viên mới ra trường hiện nay của ngày càng nhiều công ty.

Nếu như trong quá khứ , xã hội chúng ta thường rất coi trọng bằng cấp, xuất thân của chúng ta ở ngôi trường nào – đó là lý do mà thế hệ bố mẹ chúng ta thường cố gắng khuyên nhủ chúng ta cố gắng có bằng giỏi/xuất sắc, đi du học lấy bằng thạc sĩ, hoặc học văn bằng 2…. Nhằm có một bộ hồ sơ thật đẹp, để đi tìm việc làm.

Nhưng thời buổi ngày nay, mọi thứ đang dần dần thay đổi. Ngoại trừ các công ty và tập đoàn rất lớn, hay các công ty tư vấn chiến lược yêu cầu ứng viên phải có trình độ học vấn xuất sắc và đòi trình độ bằng cấp (MBA, MSc,…); còn lại thì hầu hết các nhà tuyển dụng trên thị trường đều không quá mặn mà với background trường đại học của ứng viên, rồi là ứng viên có loại bằng cấp gì,….Tất cả nhà tuyển dụng khi muốn tìm kiếm một ứng viên cho một vị trí công việc trong công ty, họ đều quy ra hai câu hỏi cực kì cơ bản như sau:

  1. Cái lợi của ứng viên đó là gì? Năng lực của họ có đáp ứng được nhu cầu công việc? Khả năng hòa đồng của ứng viên với văn hóa công ty là như nào? Họ có ở lâu dài không, hay vào được một thời gian ngắn rồi sẽ có ý định nhảy việc?
  2. Chi phí tôi phải bỏ ra? Trạng thái và nhu cầu việc làm của ứng viên là gì? Họ đòi mức lương có cao không? Mức lương mà họ yêu cầu dựa trên cơ sở gì? Do giá trị mà họ từng tạo ra với tổ chức/công ty cũ, hay chỉ đơn giản là do học học trường đại học hàng đầu, và cho rằng vì tôi học nhóm trường Top nên tôi sẽ muốn đòi lương cao?

Khi đó, việc quyết định tuyển một ứng viên đó sẽ vô cùng đơn giản: 

Cái lợi mà lớn hơn chi phí phải bỏ ra, thì ứng viên đó sẽ được lựa chọn. Chấm hết.

Cái mác của trường đại học không quyết định bất cứ yếu tố nào trong hai câu hỏi trên mà anh tin bất cứ nhà tuyển dụng nào đều đặt ra.

Năng lực và trải nghiệm của một ứng viên nhiều khi không đến từ những kiến thức mà họ ngồi học trên giảng đường của ngôi trường đại học mà họ theo học, và nó càng không đến từ mức độ xuất sắc của tấm bằng của họ (tất nhiên, ngoại trừ một số ngành nghề rất đặc thù, liên quan tới chuyên môn nhiều như tài chính, khoa học, kĩ thuật,…). Mà nó lại đến chủ yếu từ những hoạt động, những trải nghiệm của chúng ta trong thời gian còn học đại học của chúng ta.

Quay trở lại câu chuyện của bản thân anh. Anh đã từng cố gắng thi đỗ ngôi trường danh giá Đại Học Luật Hà Nội, nhưng không thành. Ngôi trường mà anh theo học là ĐH Thăng Long, một ngôi trường dân lập được mọi người đánh giá là sẽ khó để kiếm được một công việc tốt với các mác “trường dân lập”.

mác đại học

Nhưng anh đã quyết định không để cái mác của trường mình học quyết định tương lai của bản thân mình. Anh trải nghiệm nhiều kiến thức mới lạ mà không ngôi trường nào dạy sinh viên của mình.

  • Anh tham gia các tổ chức tình nguyện, hoạt động ngoại khóa năng nổ
  • Anh thành lập CLB
  • Anh là thành viên của các dự án lớn và nhỏ để tích lũy thêm rất nhiều kinh nghiệm và kỹ năng liên quan tới giao tiếp, thuyết trình, giải quyết vấn đề, làm việc đội nhóm,…
  • Tìm kiếm các khóa học, các nội dung học tập giúp mình phát triển thêm – ngoài việc chỉ đơn thuần học trên ghế nhà trường

Và công việc đầu tiên mà anh làm là khi mới ra trường là được nhận vào một công ty tư vấn truyền thông của Thụy Sỹ với mức lương cao nhờ khả năng tiếng anh và kiến thức tốt về tài chính và phân tích cùng với khả năng giao tiếp, thuyết trình tốt (công việc đòi hỏi gặp đối tác và làm việc với consultant,…). Vào thời điểm đó, khi các job cao nhất cho các bạn trên thị trường thường đến từ các chương trình Management Trainee thì mức lương của anh đã gấp 2 lần so với 1 chương trình MT thông thường.

Và quan trọng hơn hết, điều quyết định công việc, mức lương đó không phải là cái mác của trường anh theo học, mà là những trải nghiệm và kĩ năng mà anh đã tích lũy trong quãng thời gian học đại học.

Anh có viết một bài viết chia sẻ về những trải nghiệm trên của bản thân trên website CareerPrep, các bạn hãy thử đọc thêm bài viết đó để tìm hiểu nhé!

Để kết câu chuyện, anh luôn luôn quan niệm rằng:

mác đại học

Cái mác của ngôi trường chúng ta theo học chỉ khởi đầu của một hành trình dài, đừng để nó định nghĩa mình là ai và mình có thể thành công được hay không, cái quyết định chính sẽ là việc “Bạn đã trải nghiệm và tích lũy những điều gì, bạn có năng lực/giỏi ở việc gì, và việc bạn giỏi đó có tạo ra giá trị không?”

Cảm ơn các bạn đã đọc, hy vọng nội dung đem lại nhiều giá trị tích cực cho các bạn.

Nếu các bạn vẫn đang loay hoay trên con đường tìm việc hay tìm kiếm định hướng cho bản thân mình, hãy thử tham khảo ở nội dung này của CareerPrep nhé!

 

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

cover letter

Làm thế nào để viết Cover Letter?

Chắc hẳn khi đi apply vào một vị trí công việc, bạn đã từng nghe qua về cụm từ “Cover Letter”. Nhưng lại có khá nhiều bạn vẫn chưa hiểu về Cover Letter và cách