Tư duy sáng tạo: Ý tưởng có phải muốn là đến?

Tư duy phản biện

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Có bao giờ bạn ngồi lì ở bàn làm việc hàng giờ đồng hồ liên tục nhưng không nghĩ ra một ý tưởng gì? Có bao giờ bạn áp lực vì nhìn bạn bè, đồng nghiệp brainstorm và đưa ra liên tục các ý tưởng trong khi bạn không có nổi một ý hay?
Xem thêm: Brainstorming thế nào mới đúng?

Hai từ ✨sáng tạo✨ nghe quá đỗi quen thuộc nhưng thật sự chúng ta có biết tầm quan trọng của tư duy sáng tạo trong cuộc sống và nếu không có sáng tạo thì chúng ta sẽ như thế nào? Hãy cùng CareerPrep từng bước giải mã điều này nhé!

Tư duy sáng tạo là gì?

Dù là khi học hay lúc làm việc, hẳn bạn đã ít nhất một lần nghe qua câu: “Ai có ý tưởng gì mới không?”. Đây là lúc có người đòi hỏi ở bạn tư duy sáng tạo.
Người ta có hàng tá khái niệm để định nghĩa về tư duy sáng tạo nhưng đơn giản mà nói: tư duy sáng tạo là cách bạn brainstorm để ra một giải pháp mới, chủ đề độc đáo cho một vấn đề nào đó. 

Tư duy phản biện
Nguồn: Canva

Tư duy sáng tạo có quan trọng không?

Chắc chắn là CÓ.
Theo dự đoán của World Economic Forum, trong top 10 những kĩ năng quan trọng năm 2025 ngoài những kĩ năng như tư duy phân tích, tư duy phản biện,…thì trong đó có mặt tư duy sáng tạo.

Ở thời điểm hiện tại, thế giới đang phát triển kinh tế nhanh chóng, các ngành nghề trong tương lai sẽ đòi hỏi khắt khe hơn, nghĩa là: Nếu như bạn không thích nghi kịp thì bạn sẽ dễ dàng bị bỏ lại đấy 😱.

Thật không ngoa khi nói tư duy sáng tạo là một kĩ năng rất quan trọng. Vì kĩ năng này đòi hỏi ở bạn sự tư duy không theo lối mòn và đó chính là điều mà các nhà tuyển dụng cần đến.

Có phải ai cũng sáng tạo trừ mình?

Thật lạ khi nhiều người cho rằng tư duy sáng tạo là có sẵn từ khi ta sinh ra ai hên thì có, “xu cà na” thì thôi vậy. Well, chúng mình đồng ý rằng có những người vừa sinh ra đã có bộ óc nhanh nhạy hơn người khác đôi chút nhưng đó không phải là điều duy nhất chứng minh họ là người luôn có thể sáng tạo.

Như: Vào năm 2007 Steve Jobs cho ra mắt chiếc iPhone đầu tiên, thay thế cho những chiếc điện thoại với một đống bàn phím. Mặc dù Apple không phải là nhà tiên phong trong việc phát minh ra hệ thống cảm ứng nhưng Steve Jobs quan sát thấy rằng bàn phím vật lí trên những chiếc điện thoại khác thật sự tốn diện tích và khiến màn hình xem bị nhỏ lại. Vì thế ông phát minh ra iPhone với màn hình cảm ứng rộng hơn, bỏ đi bàn phím vật lí rắc rối kia và từ đó đã đưa nền công nghiệp di động lên một tầm cao mới.

Hay trên nền tảng phát triển gần như mạnh nhất hiện nay – Tiktok, những nội dung đơn giản như cách họ cải tiếng Anh, cách trả lời phỏng vấn, các mẹo vặt trong cuộc sống…hút hàng nghìn, hàng triệu lượt likes lại đến từ những người hết sức bình thường. Điều này cho thấy bạn chẳng cần phải là một người lỗi lạc như Steve Jobs nhưng vẫn có thể sáng tạo tốt đó thôi!

Bạn thấy đấy, chẳng phải hai yếu tố quan trọng trong tư duy sáng tạo chính là ✨quan sát và đưa ra ý tưởng khả thi✨ hay sao? Nếu Steve Jobs hay những Tiktokers không quan sát tốt thì chắc chắn họ sẽ không cho ra được những sản phẩm có thể giải quyết vấn đề của người dùng. 

Vì thế nếu bạn có thể phát triển tư duy sáng tạo bằng cách tập cho mình thói quen quan sát xung quanh, nhận định vấn đề và đưa ra giải pháp khả thi nhất.

Tư duy sáng tạo
Nguồn: Pinterest

Ý tưởng nào mới tốt?

Khi bạn muốn mở máy tính xem phim việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là khởi động máy. Cũng như thế, chúng ta không thể vừa muốn có ý tưởng hay thì sẽ nghĩ ra ngay lập tức được. Vậy nên, chúng mình muốn mách bạn một công thức khởi động dần bộ não để tư duy sáng tạo. 

Giả sử khi bạn bắt đầu brainstorm ý tưởng cho một kịch bản chương trình hãy viết xuống ngay lập tức ✍️ những điều gì khả thi bạn nghĩ tới và sau đó gạch đi 2-3 ý tưởng đầu vì đa số những ý tưởng đến quá dễ dàng như thế là những điều người khác cũng nghĩ ra được. Hãy tập trung vào các ý tưởng sau những cái đã gạch đi và so sánh chúng để chọn ra một ý tưởng khả thi nhất.
Nhưng không thể loại bỏ trường hợp “đáp án đầu tiên luôn là đáp án đúng nhất” vậy nên bạn cũng cần thận trọng xem xét lại toàn bộ các ý tưởng nhé! 😉

Có phải ý tưởng muốn là đến?

Rất tiếc thì câu trả lời là KHÔNG.
Thực tế các ý tưởng tuyệt vời đến từ những bộ óc thiên tài cũng chính là nhờ vào sự kiên trì học – luyện. Giống như không có nền móng chắc chắn thì làm sao xây một ngôi nhà kiên cố được? Vì thế, để tư duy sáng tạo ngày một phát triển hãy tập những thói quen này mỗi ngày:

📌 Học, học và học

Không có chuyện một buổi sáng tỉnh dậy bạn có thể thành người “trên thông thiên văn, dưới tường địa lí” được. Điều bạn cần đó là học những kiến thức liên quan đến nhiệm vụ của bản thân và những kiến thức, kĩ năng bổ trợ cho nhiệm vụ đó.

Ví dụ, là một Marketer bạn cần học kiến thức về lĩnh vực Marketing như phân phối, xúc tiến, hành vi khách hàng,… bên cạnh đó có thể học kĩ năng bổ trợ như giao tiếp chẳng hạn.

📌 Không biết thì hỏi thôi

Để chủ động tìm tòi và rèn tư duy sáng tạo, ta cần giữ bản thân có sự tò mò về mọi thứ. Một cách đơn giản hơn đó chính là cứ đặt câu hỏi cho những người kinh nghiệm hơn mình về cách họ nhìn nhận và giải quyết vấn đề. Hơn nữa, sự tò mò sẽ kích thích não bộ ta hoạt động năng suất hơn, nảy sinh nhiều ý tưởng mới hơn. Hoặc bạn có thể “vay mượn ý tưởng” từ người khác và xào nấu cho ý tưởng của mình chẳng hạn?

📌 Có cơ hội thì hãy trải nghiệm

Nếu bạn nhồi nhét tư duy sáng tạo trong một cái hộp thì sẽ chẳng gì đổi mới được đâu. Thay vào đó sao bạn không thử trải nghiệm những điều mới mẻ như gặp gỡ nhiều người mới, đi đến những địa điểm bạn chưa từng đặt chân lên, nghe một thể loại nhạc chưa từng nghe trước đó nhỉ? Không biết chừng, cách bạn mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn giúp bạn nhận được nhiều luồng gió mới lạ thổi vào ý tưởng của bản thân đó.

Tư duy sáng tạo
Nguồn: Pinterest

Tóm lại, tư duy sáng tạo là kĩ năng cần thiết trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên khả năng mỗi người đều không giống nhau nên đừng quá lo lắng khi ý tưởng của bạn không đến dồn dập như người khác. Việc bạn cần làm là luyện tập từng ngày 💪, từng bước và CareerPrep tin chắc rằng bài toán sáng tạo rồi sẽ không còn khó giải cho bất kì ai nữa.
————————-
CareerPrep – Guide people to the right job

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

5 cấp độ Marketing bạn nên biết

5 CẤP ĐỘ TỐI THƯỢNG CỦA MARKETING: DOANH NGHIỆP CỦA BẠN ĐÃ ĐẠT ĐẾN ‘CẢNH GIỚI’ NÀO? Là 1 marketers hay là chủ doanh nghiệp, bạn có biết mình đang nằm ở cấp độ nào