Mức lương ngành IT không phải ai cũng có?

mức lương ngành IT

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

IT (Information Technology) thường được biết đến với cái “Công nghệ thông tin”. Đây là 1 ngành nghề khá “hot” được nhiều bạn trẻ lựa chọn để theo đuổi. Không quá khó hiểu khi nhiều người theo học ngành này bởi cơ hội việc làm mở rộng, lương nghìn đô,.. là những lí do mà bạn thường nghe khi nói về ngành này. Vậy những điều đó có đúng? Hãy cùng nhà CareerPrep tìm hiểu qua mức lương ngành IT và các vị trí công việc của nghề này nhé để có thể cân nhắc lựa chọn cho mình vị trí phù hợp nhất. 
Xem thêm: Bảng lương Digital Marketing

Vị trí và mức lương ngành IT

Cũng giống như nhiều ngành nghề khác, IT cũng có công việc và vị trí với chức danh khác nhau. Tùy vào kinh nghiệm trong ngành, vị trí chuyên môn ở cấp bậc nào: Intern, Junior, Senior hay Manager,… sẽ có những mức lương khởi điểm khác nhau. Bên cạnh đó môi trường làm việc cũng ảnh hưởng phần nào đến mức thu nhập của bản thân dù không chênh lệch quá nhiều. Hiện nay, nguồn nhân lực IT vẫn còn đang thiếu hụt, nguồn cung thấp hơn cầu, mức thu nhập trung bình trên thị trường sẽ thay đổi nhanh và nhiều hơn

1. Network 📡

1.1. Network Administrator

Đối với vị trí Network Administrator thường đảm nhận công việc như nâng cấp, cài đặt và troubleshoots mạng kết nối, duy trì kiểm kê thiết bị và dự phòng cũng như các tài liệu hoạt động nhà cung cấp,…Mức lương trung bình mà một Network Administrator có thể kiếm được từ khoảng hơn 7tr – 23tr/ tháng
Xem thêm: Làm thế nào để tìm hiểu về doanh nghiệp trước khi apply?

1.2. Network Engineer 

Khác với Network Administrator thì Network Administrator có nhiệm vụ thiết kế và phát triển hệ thống mạng, khắc phục sự cố mạng, xây dựng các quy trình tiêu chuẩn quản lý và sử dụng hệ thống mạng. Thu nhập của Network Administrator trung bình từ 7tr – 22tr/tháng. Tùy vào kinh nghiệm, kĩ năng cũng như quy mô của công ty mà mức lương thực tế sẽ có sự chênh lệch nhau.

 

Nguồn: Canva

1.3. Network Manager 

Đây là người có hai vai trò. Thứ nhất, chịu trách nhiệm cài đặt và duy trì mạng máy tính của tổ chức, đồng thời hỗ trợ các bạn nhân viên các vấn đề chuyên môn,… Thứ hai là phát triển các hệ thống mới để giúp tổ chức phát triển. Network Manager có vị trí quan trọng trong một nhóm CNTT cùng với các project manager, network engineer. Mức thu nhập trung bình rơi vào khoảng từ 14tr /thángvà khi bạn đã có kinh nghiệm trong nghề thì mức lương có thể lên đến hơn 40tr/tháng. 

2. Hardware 🖥️

2.1. Hardware Technician 

Là một Hardware Technician bạn sẽ làm việc với phần cứng trong các giai đoạn khác nhau, từ thiết kế đến bảo trì,..Ngoài những kiến thức chuyên môn thì một Hardware Technician cần có đó là kĩ năng giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, giao tiếp. Mức lương của Hardware Technician có thể nhận được khoảng từ 10tr– 24tr/tháng.

2.2. Hardware Engineering Manager 

Với vị trí quản lý thì khối lượng công việc của bạn sẽ nhiều hơn, đa dạng hơn. Ngoài việc quản lý và theo dõi các nhân viên thì bạn sẽ đảm nhận các công việc như thiết kế các phần cứng máy tính, phân tích kết quả kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất,..Thu nhập của một Hardware Engineering Manager phổ biến từ 11tr – 38tr/tháng. Khi bạn có các bằng cấp và chứng chỉ liên quan thì mức lương này có thể lên đến 9 chữ số. 
Xem thêm: Mùa nào tìm việc thì dễ “đậu” nhất?

3. Software 💻

3.1. Software Architect

Giống với các kiến trúc sư là những người có gu thẩm mỹ và khối óc sáng tạo đem đến những tác phẩm đẹp qua ngòi vẽ thì một Software Architect sẽ làm việc đó qua việc thiết kế code. Cụ thể bạn sẽ là người chịu trách nhiệm thiết kế bộ khung cho hệ thống, check/review code và hệ thống dựa trên việc theo sát dev,..Để trở thành một Software Architect ngoài kĩ năng design thì bạn cần có kĩ năng như giải quyết vấn đề, ra quyết định, sáng tạo,.. Khi làm Software Architect bạn có thể kiếm được khoảng tiền từ 8tr – 26tr/ tháng. Tất nhiên mức thu nhập này vẫn có thể biến động dựa vào năng lực, kinh nghiệm của bản thân.

 

Nguồn: Freepik

3.2. Software Developer

Đây là vị trí thường được mọi người biết đến nhiều nhất với cái tên quen thuộc “Nhà phát triển phần mềm”. Nhiệm vụ chính của công việc này là thiết kế ra các chương trình dựa trên ngôn ngữ lập trình và bảo trì các phần mềm, tính năng khác,.. Ngoài các kĩ năng chuyên môn như lập trình, viết code, thiết kế và sắp xếp thông tin, tìm kiếm và debugging phần mềm thì các kĩ năng mềm khác như giao tiếp, quản lý công việc , sáng tạo,.. cũng rất quan trọng 

Có thể nói mức lương của vị trí này khá cao so với các ngành nghề khác với mức lương trung bình là 17tr/tháng và khi bạn đã có kinh nghiệm trong nghề thì thu nhập bạn nhận được có thể cao hơn rất nhiều như vị trí Senior mức mức lương dao động trong khoảng  60tr – 80tr/tháng không phải là điều lạ.  

3.3. Tester/QA

Bên cạnh một Dev thì không thể nào thiếu đi bóng dáng của một Tester. Đây là vị trí đảm bảo những gì Dev làm ra đúng với yêu cầu của BA (Business Analysis). Bạn sẽ là người đầu tiên tiếp xúc và kiểm tra thử phần mềm, thường xuyên làm việc trong các dự án mới, thú vị. Cụ thể công việc của một Tester thường đảm nhận đó là thực hiện các bài kiểm tra về khả năng của phần mềm, xem xét yêu cầu phần mềm, báo cáo về các khía cạnh liên quan đến thử nghiệm phần mềm cũng như tương tác với khách hàng để hiểu yêu cầu sản phẩm. Đặc biệt, với vị trí Tester cho dù bạn chưa có kinh nghiệm thì vẫn có thể ứng tuyển. Mức lương của Tester thường dao động trong khoảng từ 7tr – 23tr/tháng.

3.4. BA (Business Analyst), Product Owner (PO)

BA sẽ là người làm việc với khách hàng, đây sẽ là vị trí trung gian làm cầu nối giữa một bên là vị trí phi kỹ thuật như Marketing, Sale, Finance,.. với những vị trí kỹ thuật như bên trên. BA/PO đôi khi cũng phải là người nghĩ ra hướng đi cho dự án. Kỹ năng cần thiết nhất của BA/PO là kỹ năng phân tích và đánh giá nhu cầu của các thành phần liên quan. Thông thường, vị trí này yêu cầu cần ít nhất 3 năm trong cũng vì thế mà mức thu nhập cũng nhỉnh hơn, khoảng từ 30tr – 40tr/tháng cho vị trí BA và 40 – 60tr/tháng cho vị trí PO.

 

Nguồn: Freepik

3.5. Project Manager/Management (PM)

PM là vị trí liên quan nhiều đến quản lý, bố trí công việc làm sao để team đi đúng hướng. Công việc thường ngày của một PM đó là lập kế hoạch cho dự án, kế hoạch nhân sự, theo dõi tiến độ của dự án để báo cáo trình trạng công việc cho khách hàng và các bên liên quan,… Để trở thành một PM thì bạn cần phải trải qua rất nhiều con đường phát triển sự nghiệp khác nhau, không ngừng trau dồi kỹ năng, kiến thức. Thu nhập phổ biến của một PM từ 13tr – 40tr/tháng, thậm chí có thể lên đến hơn 80tr/tháng 
Xem thêm: Mức lương ngành Kế toán-Kiểm toán như thế nào?

3.6. IT Manager

IT Manager được biết đến là người chịu trách nhiệm cao nhất về các vấn đề liên quan đến CNTT trong một doanh nghiệp, giữ vai trò lãnh đạo bộ phận IT của doanh nghiệp. Cụ thể chức năng của bộ phận này đảm nhận việc quản lý các vấn đề kỹ thuật CNTT như quản trị toàn bộ hệ thống server nội bộ, mail, web,…; xây dựng và duy trì chiến lược công nghệ và triển khai kế hoạch thực hiện dự án CNTT; quản lý hoạt động phòng IT. Bởi đây là một vị trí nhân sự cấp cao trong doanh nghiệp nên mức lương nhận được cũng vô cùng khủng, rơi vào khoảng từ 60tr – 100tr/tháng. 

4. CTO (Chief Technology Officer) 👨‍💼

 

Nguồn: Canva

Đây có thể coi là ước mơ của rất nhiều người khi làm trong môi trường CNTT. Nhiệm vụ của CTO đó là phối hợp chặt chẽ với các bộ phận: Sales, Marketing, Finance,.. để xác định và cung cấp các sản phẩm; nhận xét và phê duyệt đề án; giám sát ngân sách dành cho hoạt động công nghệ thông tin,.. Để có thể trở thành một CTO không phải chuyện “một sớm một chiều” mà cần rất nhiều nỗ lực, trau dồi kiến thức và kĩ năng không ngừng cũng như có một kinh nghiệm dày dặn trong nghề. Để nói về mức lương của CTO thì không có 1 con số chính xác nhưng theo báo cáo của Talent Guide 2021 thì thu nhập mà một CTO có thể kiếm được từ $5000 – $20000, một con số mà rất nhiều người mong muốn đạt được.

Trên đây là một số vị trí nổi bật trong ngành IT, mong rằng với những thông tin mà CareerPrep chia sẻ đến cho các bạn sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành từ đó định hướng rõ ràng hơn về con đường nghề nghiệp sau này của bản thân.

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu

Đơn nhiệm hay Đa nhiệm?

Trong rất nhiều bài viết về phát triển sự nghiệp, chúng ta thường gặp các lời khuyên mẫu mực và điển hình kiểu “phải thật xuất sắc trong 1 lĩnh vực để có thể trở

cơ hội nghề nghiệp Marketing

Cơ hội nghề nghiệp Marketing – Cập nhật 2022

Không thể phủ nhận rằng ngành Marketing đang là ngành rất hot trên thị trường tuyển dụng. Bằng chứng là gần đây, nhiều trường Đại học đã công bố mức điểm chuẩn trúng tuyển năm

deal lương cho du học sinh

Đi du học về sẽ dễ deal lương cao hơn?

Bỏ ra một khoản tiền khổng lồ sau nhiều năm du học, vậy nên khi trở về nước, du học sinh nào cũng mong muốn nhận được mức lương xứng đáng, thậm chí được các nhà tuyển dụng trải thảm đỏ mời đến làm.

mức lương ngành IT

Mức lương ngành IT không phải ai cũng có?

IT (Information Technology) thường được biết đến với cái “Công nghệ thông tin”. Đây là 1 ngành nghề khá “hot” được nhiều bạn trẻ lựa chọn để theo đuổi. Không quá khó hiểu khi nhiều