Review đại học: Top 10 các trường đào tạo Marketing tại Việt Nam

Review đại học có khoa Marketing

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Marketing là một ngành “hot” nhưng đáng tiếc thay, trong hệ thống giáo dục đại học, có thể nói, chúng ta vẫn hiếm khi thấy các khoa đào tạo Marketing. Hãy cùng CareerPrep khám phá thêm ở series review đại học này nhé!

1. Hà Nội 

1.1. Công lập

  • Đại học Kinh tế quốc dân
  • Học viện Báo chí & Tuyên truyền
  • Đại học Thương Mại
  • Học viện Tài chính (Chuyên ngành Marketing thuộc khoa QTKD)
  • Đại học Ngoại Thương Hà Nội (sắp có ngành Digital Marketing)

1.2. Tư thục

  • RMIT University
  • Đại học Anh quốc – BUV

2. TP. HCM

2.1. Công lập

  • Đại học Kinh tế TP. HCM
  • Đại học Kinh tế – Luật TP. HCM
  • Đại học Tài chính – Marketing

2.2. Tư thục

  • Đại học RMIT
  • Đại học Văn Lang
  • Đại học Hoa Sen
  • Đại học Công nghệ – HUTECH (không chuyên)
  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học FPT
  • Đại học Quốc tế – Đại học QG TP. HCM

3. Đà Nẵng

  • Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Duy Tân

4. Review đại học: Các trường top đầu về đào tạo marketing 

#Review đại học 1 – Đại học Kinh tế Quốc Dân – NEU

Chưa hẳn là ngành mũi nhọn của NEU, nhưng vẫn thuộc ngành TOP của một trường TOP. Khoa Marketing có 5 chuyên ngành chính đó là Truyền thông Mar, Quản trị Mar, Quản trị bán hàng Mar, Thẩm định giá và PR.

Chương trình học các năm:

  • Năm 1: Toán cao cấp 1, 2, CN Mác – Lênin 1, 2, Pháp luật đại cương, Quản lý học, Marketing căn bản…
    Năm 1 thì học các môn đại cương và các môn cơ sở ngành.
  • Năm 2: Nghiên cứu Marketing, Quản trị kinh doanh, hành vi người tiêu dùng, Lý thuyết xác suất thống kê toán, Kinh tế lượng…
    Năm 2 thì học các môn cơ sở ngành và chuyên ngành.
  • Năm 3: Học các môn chuyên ngành và các môn trong tổ hợp lựa chọn như: Tổ chức sự kiện, Tiếng Anh chuyên ngành Mar, Quản trị kênh phân phối… 
    Khi bước vào năm 3, năm 4, các bạn sinh viên được chọn 1 vài môn trong 1 nhóm môn học để học, phù hợp với định hướng bản thân cần gì, muốn gì,… Đây cũng là ưu điểm của NEU so với TMU.
  • Năm 4: Thực tập, làm luận văn tốt nghiệp hoặc tiếp tục học môn chuyên ngành (nếu chưa xong).

Chương trình học chủ yếu là trên giảng đường, năm 2 trở đi thì có 1 vài môn học được thực tập tại công ty – do các thầy cô giới thiệu.  Nhiều học phần có tổ chức các buổi thuyết trình, báo cáo, học nhóm,… Nhưng quy mô nhỏ thôi. Thầy cô khoa Mar hầu hết đều đi làm ngoài, cho nên thường có liên hệ với các công ty, doanh nghiệp. Nhiều thầy cô có tâm sẽ cho sinh viên đi làm việc thực tế luôn.

Source: Thocaca.com

#Review đại học 2 – Đại học Thương mại – TMU

Để mà review đại học Thương mại, ngành mũi nhọn không thể không nhắc đến của trường chính là Marketing. Ở khoa Marketing, có 2 mảng là: mar thương mại và mar quản trị thương hiệu.

Về chương trình học:

  • Năm 1: Học các môn đại cương: Bao gồm các môn như toán cao cấp, kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, triết, mar căn bản, quân sự, tin học… Các bạn sẽ được nhà trường xếp sẵn lịch cho học.
  • Năm 2 trở đi: Học các môn cơ sở ngành và chuyên ngành, do bản thân tự đăng kí và sắp lịch. Bao gồm các môn học như: các môn nguyên lí mar, quản trị, hành vi khánh hàng, thương hiệu….

Về công việc khi ra trường: hẳn nhiên nếu làm đúng chuyên ngành thì sẽ làm marketer rồi. Thế mạnh khi học mar của TMU là quảng cáo, bán hàng, làm cho thương hiệu tiếp cận khách hàng… Hẳn nhiên là nó không giống mấy bạn bán hàng onl face rồi. Làm mar ở các công ty, doanh nghiệp.

Đã review đại học thì không thể nào quên review học phí: 472k/1tín chỉ đấy. Hơi mặn mà chút ạ.

Source: Thocaca.com

#Review đại học 3 – Đại học RMIT

Ở RMIT người ta không dạy marketing một cách chung chung. Mà chia marketing thành nhiều nhánh chuyên môn hoá. Trong đó có digital marketing thuộc nhóm Business, professional communication (highly recommend 🥺) thuộc nhóm sáng tạo, Digital Media (thuộc nhóm sáng tạo)… học xong là biết ra làm ở vị trí nào, hợp với công ty nào luôn.

Lecturer toàn là những người có tiếng trong ngành, có PhD nc ngoài, làm ở những brand lớn, tư duy siêu đỉnh yêu cầu siêu cao. Cơ sở vật chất thì khỏi bàn nữa. Chương trình học rất thú vị. Nói tóm lại là rất đáng. Mặc dù học phí khá chát :))))

Cơ mà “đáng đồng tiền bát gạo” vẫn là cụm từ đúng nhất khi review đại học RMIT đó ^^! Nếu bạn để ý sẽ thấy các bạn sinh viên Marketing trường RMIT luôn luôn tự hào về độ chịu chơi của nhà trường mỗi lần được yêu cầu review đại học đấy. 

Source: Thảo Ngân – M4Y

#Review đại học 4 – Đại học Anh Quốc Việt Nam- BUV

Về việc học Marketing ở BUV, mình thấy học khá là rộng và bao quát về ngành vì bản chất quản trị Marketing là nắm rộng về các mảng trong Marketing. Nhưng đồng thời cũng rất thực tế và có nhiều các case study để liên hệ để kiến thức đã học. Bài tập thì cũng rất đa dạng chứ không chỉ có mỗi thi: làm report – thuyết trình nhóm, quay vlog, poster, v.v)

Trong thời gian học trường cũng có tổ chức workshop với những người trong ngành để chia sẻ các trải nghiệm của họ. Cơ bản mình thấy trong lúc học ngoài học kiến thức chuyên ngành ra mình cũng rèn luyện được  interpersonal skills ấy (ví dụ kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian, v.v.), và mình có cơ hội để reflect lại cuối mỗi kỳ nữa. Những kỹ năng này mới khiến bản thân có thể thích ứng với mọi sự thay đổi của môi trường ấy.

Source: Phương Nam – Scholarship Hunters. 

#Review đại học 5 – Đại học Kinh tế TP. HCM – UEH

  • Học phí: 22-26tr/năm

  • Marketing ở UEH không chia chuyên ngành mà học ngành Marketing chung. Một số môn học: Nghiên cứu marketing, Nghiên cứu hành vi, Mô phỏng marketing, Marketing quốc tế, CRM,…
    Trong thời gian học, giáo viên thỉnh thoảng có mời chuyên gia về sharing nhưng đây không phải là phần thuộc chương trình học. 

Mô hình học của trường là dạng project (chứ không thi cuối kì, tính thực tiễn rất cao. Đội ngũ giáo viên của trường đa phần rất trẻ và update liên tục xu hướng. Môi trường học ở đây cũng được đánh giá tốt bởi cộng đồng sinh viên và các nhóm review đại học. Sinh viên ở đây rất nhiều bạn giỏi, không ngoa khi nói đây là môi trường học lý tưởng phải không nào?

“Tuy nhiên, hãy chuẩn bị tinh thần để đi “phượt” thường xuyên vì phải chạy nhiều cơ sở trên toàn thành phố.” – An Is Here. 

Source: An Is Here – Youtube.

#Review đại học 6  – Đại học Tài chính – Marketing – UFM

Ngành Marketing có 3 hệ đào tạo khác nhau: Đại trà, chất lượng cao, Quốc tế. Chương trình học của 3 hệ hầu như giống nhau, chủ yếu khác nhau về ngôn ngữ. 

  • Hệ đại trà: Sau 2 năm dựa vào điểm số thì trường sẽ chia về 3 chuyên ngành khác nhau: Quản trị marketing, Quản trị thương hiệu, Truyền thông marketing.
  • Hệ Chất lượng cao: Chỉ có một chuyên ngành là Quản trị Marketing. 
  • Hệ Quốc tế: Không thi chuyên ngành

Ngành này điểm khá cao so với mặt bằng chung. Thầy cô có chuyên môn và khá nhiệt huyết. SV có trải nghiệm host những dự án thực tế để phát triển kỹ năng và kiến thức. 

Source: Be Bonbon – Youtube

5. Đúc kết điểm yếu chung ở các trường

Từ những chiếc review đại học ở trên, nhìn chung phần lớn các trường đại học đã và đang nỗ lực nâng cao chất lượng ngành học “đẻ trứng vàng” này để thu hút giới sinh viên.

Tuy nhiên, đây vẫn là một hành trình dài cho các trường đại học công lập khi cách đào tạo vẫn khá nặng về lý thuyết. Sinh viên của những trường này hiếm có cơ hội được thực hành làm market research, xác định target audience hay thử lên IMC plan cho một chiến dịch truyền thông, v.v. trong khi đây là nghề đòi hỏi độ “nhạy” cao và trải nghiệm nhiều.

Vậy nên dù là “người đúng ngành” hay “người trái ngành”, sinh viên đều phải nỗ lực tự thân tìm tòi và nâng cao kiến thức như nhau. Quả thật, chinh phục Marketing vốn đã khó, một mình học hỏi nay lại càng khó hơn.

Cơ mà “cuộc hành trình vạn dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một bước đi bé nhỏ đầu tiên” đúng không nhỉ? Nhà CareerPrep chúng mình vừa cho ra series Wiki Marketing với mục tiêu trang bị cho các bạn nền móng Marketing vững chắc này. Tranh thủ vào xem mình tỏ Marketing tới đâu để còn biết đường “xây lại” sau khi đọc xong bài review đại học này nhé! ^^.

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu