Thử nghiệm: Product Management – “Nhân vật sắp nổi” trong thị trường tuyển dụng Việt Nam (P1)

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Bạn đã bao giờ tự hỏi ai là người đứng sau những trải nghiệm kỹ thuật số mỗi khi xem các chương trình truyền hình trực tuyến hay khi nhắn tin với đồng nghiệp thông qua hệ thống nhắn tin của công ty chưa? 

Để mang đến khách hàng những trải nghiệm như vậy, không chỉ một mà rất nhiều người đã cùng chung tay nghiên cứu và phát triển sản phẩm/dịch vụ của mình. Tuy nhiên, một trong những mảnh ghép quan trọng không thể không kể đến là Product Manager (tạm dịch: Giám đốc Sản phẩm), thuộc bộ phận Product Management – nhân tố chủ lực giúp điều hành và giám sát tất tần tật các khâu trong quy trình sản xuất sản phẩm. 

Không gì khác mà chính vai trò của Product Manager đã khiến công việc này trở nên thú vị nhưng cũng chẳng kém phần thách thức. Product Management chính là một lựa chọn lý tưởng đối với những bạn yêu thích việc sáng tạo ra các sản phẩm và trải nghiệm mới cho mọi đối tượng sử dụng

Vậy thì Product Management là gì? Tại sao ngày càng nhiều bạn trẻ muốn theo đuổi công việc này? Trong bài viết này, CareerPrep Team sẽ giới thiệu chi tiết về vai trò của một Product Manager, cách để trở thành một phần của đội ngũ Product Management, và một số bí kíp nhỏ giúp bạn xác định liệu đây có phải là lộ trình nghề nghiệp dành cho mình không? 

1. Product Management là gì? 

Nguồn: Unsplash

Mặc cho tầm quan trọng của Product Management trong bộ phận Product Development (tạm dịch: Phát triển Sản phẩm), vị trí này lại chưa từng được chính thức hóa trong các doanh nghiệp kỹ thuật số trước đây. Theo thời gian, nhóm doanh nghiệp này ngày càng chú trọng việc thúc đẩy chất lượng sản phẩm. Vai trò của Product Management nhờ đó mà ngày một tăng cao và chính thức được công nhận trong cơ cấu tổ chức. 

Ngày nay, Product Management được biết đến như một ngách nhỏ trong bộ phận Product Development và hoạt động với mục tiêu vận hành Product Life Cycle (tạm dịch: Vòng đời Sản phẩm) một cách hiệu quả nhất. 

Nhìn chung, Product Managers chịu trách nhiệm áp dụng trực tiếp các nguyên lý quản lý sản phẩm vào công việc vận hành, bao gồm: 

Đây cũng chính là điểm khác biệt giữa Product Management và Project Management. Project Management thường tập trung vào công đoạn tổ chức, triển khai và phân bổ nguồn lực cho từng giai đoạn hơn là thiết lập tầm nhìn cho dự án. 

Nói một cách dễ hiểu, vai trò của người làm Product Management tương tự như của một bếp trưởng vậy. Người bếp trưởng không phải là chủ nhà hàng, cũng giống như việc Product Manager không phải là CEO (tạm dịch: Giám đốc điều hành) của công ty. 

Mặt khác, họ lại là người quyết định sự thành công chung của các sản phẩm, đầu ra của doanh nghiệp; đồng thời định hướng tầm nhìn của từng yếu tố cải tiến nhằm giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu và làm hài lòng khách hàng của họ.

2. Vì sao Product Management lại quan trọng đến vậy? 

product management_1
Nguồn: Unsplash

Như chúng mình đã đề cập ở trên, Product Manager được xem là nhân tố quyết định trong quá trình sản xuất và ra mắt sản phẩm/tính năng mới cho người dùng. Họ cùng lúc hỗ trợ các đội ngũ như UX (User Experience – tạm dịch: Trải nghiệm người dùng), kỹ thuật và tham vấn cho ban lãnh đạo. À mà Product Manager giống như “keo dính” vậy ấy. Họ giúp mọi người kết nối chặt chẽ với nhau hơn, vì thế hành trình thực hiện hóa tầm nhìn chiến lược vạch sẵn trước đó sẽ được giám sát tốt hơn. 

Quan trọng hơn hết, Product Manager phải xác định khái niệm thành công cho mỗi sản phẩm, phác thảo chiến lược phát triển sản phẩm đó, và bước đầu hình dung những tác động của nó lên khách hàng mục tiêu và mục tiêu của doanh nghiệp mình. Nếu thiếu đi sự chỉ đạo của Product Manager, tập thể nhân viên chắc chắn không thể tránh khỏi khó khăn trong việc điều hướng các mối quan tâm vốn rất đa dạng ở cả các doanh nghiệp lớnnhỏ

3. Các vị trí công việc trong bộ phận Product Management 

Mặc dù chức năng cốt lõi của Product Management về cơ bản giống nhau trên tất cả các vai trò quản lý sản phẩm và nhóm sản phẩm, giữa chúng vẫn tồn tại một số điểm đặc trưng cần được thể hiện qua các tiêu đề và mô tả vai trò khác nhau.

Bạn có thể sẽ bắt gặp gặp các titles xác định các thâm niên kinh nghiệm khác nhau trong nhóm Product Management, chẳng hạn như Product Officer (tạm dịch: Giám đốc Sản phẩm), Product Owner (tạm dịch: Chủ sở hữu Sản phẩm) và Associate Product Manager (tạm dịch: Trợ lý Giám đốc Sản phẩm). 

Một số vị trí công việc chuyên môn phổ biến trong bộ phận Product Management mà bạn sẽ thường thấy là:

3.1. Growth Product Manager

product management_2
Nguồn: Unsplash

Một Growth Product Manager chủ yếu tập trung vào việc tăng cường hơn nữa một số liệu cụ thể tập thể công ty đã đặt ra để đo lường sự phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra, Growth Product Manager cần chú trọng nâng cao mối quan hệ hợp tác với các nhóm tiếp thị sản phẩm và tiếp thị truyền thống để đảm bảo các sáng kiến ​​của họ đang làm tốt việc mở rộng phạm vi tiếp cận sản phẩm.

Hầu hết các Growth Product Manager thường xuyên thực hiện một vài dự án thử nghiệm ngắn hạn để đánh giá mức độ thành công của tính năng hoặc dự án mới, đồng thời nhanh chóng linh hoạt các giải pháp nđáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Mọi thứ từ sao chép đến định giá đều được “test”, nhờ đó mà xác định được chiến lược tiếp cận thị trường thích hợp.

Vốn kinh nghiệm phong phú hoặc nguồn kiến thức đa dạng về tiếp thị kỹ thuật số, tâm lý học hoặc advertising hứa hẹn sẽ mang lại nhiều trải nghiệm tuyệt vời cho Growth Product Manager đó.

3.2. Technical Product Manager 

product management_3

Background về kỹ thuật hoặc phát triển sản phẩm hầu như luôn là điều kiện tiên quyết cho các vị trí Technical Product Management. 

Technical Product Manager phải thường xuyên phối hợp với đội ngũ kỹ thuật để cải thiện những thứ như tính năng chủ chốt của sản phẩm hoặc tech stack (tạm dịch: ngăn xếp công nghệ), vấn đề bảo mật hoặc các phần khác của cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.

Technical Product Manager ít tập trung vào hình thức bên ngoài của một sản phẩm. Thay vào đó, họ chuyên tâm vào việc đảm bảo rằng các hoạt động bên trong của nó diễn ra bền vững.

Có lẽ các bạn chưa biết, Technical Product Manager thường là những “career changer” chính hiệu đó, bởi xuất thân của họ đa phần là từ nhóm ngành kỹ thuật thôi! 

3.3. Data Product Manager 

product management_4
Nguồn: Unsplash

Bạn yêu thích làm việc với các con số nhưng lại có hứng thú với Product Management? Vai trò Data Product Management sinh ra là dành cho bạn đấy! Là một Data Product Manager, bạn sẽ có cơ hội gặp nhiều cộng sự từ các nhóm phân tích kinh doanh và phân tích dữ liệu. Đặc biệt, bạn sẽ là người cung cấp dữ liệu cho mục đích sử dụng của doanh nghiệp: đo lường tính khả thi của các sản phẩm/tính năng mới trước khi “ra lò”. 

Data Product Manager chịu trách nhiệm đảm bảo rằng các tương tác của khách hàng được theo dõi chính xác trên giao diện sản phẩm. Điều này sẽ cung cấp cho các Product Manager khác hoặc các bên liên quan một số hiểu biết nhất định về hành vi sử dụng cũng như insights đắt giá của người dùng.

CareerPrep Team xin bật mí cho các bạn nhé! Tấm bằng chứng nhận tốt nghiệp chuyên ngành Toán học, Tài chính hoặc Khoa học Dữ liệu sẽ là một trợ thủ đắc lực cho bất kỳ ai có nguyện vọng trở thành một Data Product Manager đấy! 

Ngoài ra, nếu bạn vẫn đang loay hoay trên con đường tìm việc hay tìm kiếm định hướng cho bản thân mình, hãy thử tham khảo nội dung này của CareerPrep nha!

T.B. Bài viết được CareerPrep Team tham khảo và dịch lại từ trang The Product Manager

—————————

CareerPrep – Guide people to the right job

Một platform giúp giới trẻ định hướng công việc & cung cấp insights về ngành nghề.

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Đơn nhiệm hay Đa nhiệm?

Trong rất nhiều bài viết về phát triển sự nghiệp, chúng ta thường gặp các lời khuyên mẫu mực và điển hình kiểu “phải thật xuất sắc trong 1 lĩnh vực để có thể trở

cơ hội nghề nghiệp Marketing

Cơ hội nghề nghiệp Marketing – Cập nhật 2022

Không thể phủ nhận rằng ngành Marketing đang là ngành rất hot trên thị trường tuyển dụng. Bằng chứng là gần đây, nhiều trường Đại học đã công bố mức điểm chuẩn trúng tuyển năm

deal lương cho du học sinh

Đi du học về sẽ dễ deal lương cao hơn?

Bỏ ra một khoản tiền khổng lồ sau nhiều năm du học, vậy nên khi trở về nước, du học sinh nào cũng mong muốn nhận được mức lương xứng đáng, thậm chí được các nhà tuyển dụng trải thảm đỏ mời đến làm.

mức lương ngành IT

Mức lương ngành IT không phải ai cũng có?

IT (Information Technology) thường được biết đến với cái “Công nghệ thông tin”. Đây là 1 ngành nghề khá “hot” được nhiều bạn trẻ lựa chọn để theo đuổi. Không quá khó hiểu khi nhiều

cover letter

Làm thế nào để viết Cover Letter?

Chắc hẳn khi đi apply vào một vị trí công việc, bạn đã từng nghe qua về cụm từ “Cover Letter”. Nhưng lại có khá nhiều bạn vẫn chưa hiểu về Cover Letter và cách