Người mới bắt đầu tìm kiếm trải nghiệm Marketing ở đâu?

Trải nghiệm marketing mới bắt đầu tìm ở đâu

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

“Muốn có kinh nghiệm thì phải có trải nghiệm”

Còn kiếm ở đâu thì hiếm thấy ai nói. Nếu bạn là người dày dặn kinh nghiệm trong làng Marketing này thì vô số cánh cửa cơ hội đã mở ra. Nhưng nếu bạn chỉ mới là một sinh viên trên ngưỡng cửa sắp tốt nghiệp (lại còn trái ngành), thì bạn nên tìm trải nghiệm ấy ở đâu.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn “gỡ rối” và tìm ra câu trả lời cho chính mình.

Trải nghiệm Marketing dành cho sinh viên được chia ra làm 2 mảng chính: Đi thi & đi làm.

Nguồn: Pinterest

1. Trải nghiệm Marketing tại các cuộc thi

Sơ qua, ngày nay có rất nhiều cuộc thi sinh viên trong lĩnh vực Marketing được tổ chức bởi các câu lạc bộ & doanh nghiệp với sự đầu tư khá lớn về danh tiếng cũng như giải thưởng

  • Vì sao khi sinh viên, chúng ta nên thi?

Đơn giản thôi, vì nó là sân chơi miễn phí nơi bạn chỉ có thể “được” chứ không hề mất bất cứ thứ gì. Có chăng điều bạn sẽ mất ấy chính là thời gian. Nhưng nếu thời gian này bạn dành ra để thi thố, trau dồi bản thân thì nó cũng không thể gọi là “mất” được. 

Vậy nên, cứ thi thôi. Thắng thì được giải, thua thì nhận trải nghiệm.
Vẫn hoàn toàn gắn chặt với mục đích của chúng ta là cọ xát bản thân với thế giới Marketing.

  • Điểm sáng tiêu biểu khi thi các cuộc thi:

+ Được thực hành

Giả sử bạn rất đam mê Marketing, bạn cày không biết bao nhiêu tài liệu, sách vở về lĩnh vực này. Tuy nhiên, đến khi đi làm, bạn được giao nhiệm vụ giải quyết bài toán làm thế nào để ra mắt thành công sản phẩm A. Thì đột nhiên, bạn không biết phải bắt đầu từ đâu cả dù bạn sở hữu trong mình một lượng lí thuyết khổng lồ.

Tình huống này là do bạn có thực mà không có hành. Kiến thức sẽ trở nên vô dụng nếu chúng ta không biết thực hành, luyện tập nó trong những tình huống thực tế. 

=> Điểm lợi thế đầu tiên của các cuộc thi là việc bạn ép bản thân phải ngồi xuống, giải những vấn đề thực tế để từ đó đem kiến thức mình biến thành các giải pháp ý nghĩa.

+ Kỹ năng làm việc nhóm
Hầu hết các cuộc thi sẽ yêu cầu thi theo team (nhóm 2-4 người). Thế nên, trong quá trình làm, bạn sẽ phải thích nghi học cách lắng nghe, tranh biện cùng đồng đội để đi đến thành quả cuối. 

Nó sẽ khá khác với làm bài tập nhóm trên trường bởi đây đều là lĩnh vực các bạn yêu thích nên chúng mình nghĩ không khí làm việc nhóm sẽ cực kỳ sôi nổi & đáng nhớ cho tất cả những ai tham gia (vì ai ai cũng cố gắng cùng nhau)

+ Networking & học hỏi:
Cuộc thi luôn là tụ điểm của rất nhiều chuyên gia trong ngành cũng như các nhân tài trẻ mầm non. Đây sẽ là cơ hội để bạn làm quen với nhiều người giỏi nhất có thể.

“Cách học nhanh nhất là học từ những người giỏi nhất”

Vì vậy, hãy tự tin (tự tin ở đây nghĩa là thể hiện bản thân là một người đam mê học hỏi, trải nghiệm Marketing) để hỏi xin kinh nghiệm từ họ nhé

Ví dụ: Có một người bạn chúng mình quen dù không được vào vòng trong của cuộc thi nọ nhưng đã mạnh dạn inbox quán quân để xin học hỏi bài làm, kinh nghiệm & từ lạ thành quen, cả 2 vẫn duy trì mối quan hệ đến giờ.
Xem thêm: Làm sao để networking khi bạn còn sinh viên?

  • Điểm yếu:

Vì tất cả đều đang chập chững với Marketing nên nếu bạn thi xong nhưng không có ai feedback hay có động thái tìm hiểu lí do sao mình trượt, bạn sẽ dễ giẫm chân tại chỗ, không tiến bộ được.

Tips: Cái quan trọng ở đây là hiểu mình đang thiếu sót ở điểm nào?

👏🏻 Bạn có thể hỏi xin feedback bài làm từ các anh chị có kinh nghiệm

👏🏻 Nếu không quen ai, hãy học cách các quán quân/ những người lọt vòng trong chiến thắng. Hãy so sánh & nhận ra khoảng cách mình đang ở đâu, đâu là điểm mình cần tiếp thu hơn.

👏🏻 Đến đây thì hãy tham gia thi thôi. Chúng mình đã tổng hợp các cuộc thi Marketing hàng năm ở Wiki marketing này rồi nè

Tham gia các cuộc thi Marketing không chỉ đời thuần với mục đích là “giật giải” mà còn là nơi để bạn cọ xát với các Marketer tương lai khác, dù thắng hay bại thì bạn cũng tích luỹ kha khá được kinh nghiệm.

Nguồn: Pinterest

Các cuộc thi thường tổ chức theo team 3 bạn, nên bạn hoàn toàn có thể học hỏi từ teammate của mình. Hơn nữa có rất nhiều cuộc thi trên toàn quốc như: Marketing On Air, Bản Lĩnh Marketer, CMO, Marketing Arena với nhiều mốc thời gian khác nhau đừng quá lo lắng khi không có thời gian để thi nhe, muốn biết thêm thông tin về các cuộc thi thì các bạn có thể tham khảo ở các Fanpage của cuộc thi đó nha.

Marketing arena

Lợi ích khi tham gia cuộc thi đó chính là cho bạn cái nhìn tổng quan hơn về ngành Marketing, cách bạn xây dựng chiến lược Marketing tích hợp như thế nào? Và cách mà bạn chọn teammate cũng vậy: ví dụ bạn giỏi planner bạn hoàn toàn có thể kiếm teammate có thế mạnh về creative để bù trừ và học hỏi lẫn nhau. Người ta thường nói “muốn đi nhanh hãy đi cùng nhau”, vậy đây chính là cách học nhanh nhất để bạn trải nghiệm marketing.

2. Trải nghiệm Marketing qua các vị trí Part-time/Intern Marketing 

Cách thứ hai khó ăn hơn đi thi đó chính là đi làm. Khác với đi thi, bạn có thể là bất cứ ai để tham gia. Tuy nhiên, đi làm thì nghĩa là bản phải ứng tuyển. Mà đã ứng tuyển thì phải đậu chứ không thể nói là trật thì thôi được, đúng không ^^

Xem thêm: Nếu bạn ứng tuyển mãi không đậu, đây là giải pháp có thể bạn cần

  • Vì sao đi làm?

Khỏi phải nói thì đi làm bạn vừa có trải nghiệm Marketing vừa có tiền đúng không? Tuy nhiên, không phải cứ cái gì nhiều tiền nghĩa là bạn sẽ có nhiều trải nghiệm. Nếu mục tiêu bạn đã là tìm kiếm trải nghiệm Marketing, hãy tìm những chỗ có lợi thế về Marketing để học hỏi. Không nên đặt nặng tiền bạc quá ở giai đoạn này. Kể cả đó là một dự án không lương, nhưng bạn lại có cơ hội học hỏi nhiều thứ thì hãy mạnh dạn xông pha. Cơ hội tốt đó ^^

👀 Tránh: Những chỗ start-up không có chi phí cho Marketing/ không mạnh Marketing bởi vào đây gần như bạn sẽ phải tự bơi và không ai đào tạo bạn cả. 

  • Cơ hội ở đâu?

Hầu hết các công ty Client hay Agency đều sẽ tuyển intern/part time. Vì vậy, hãy để ý ở các kênh tìm việc hoặc săn ở các công ty lớn cụ thể như: Shopee Careers, Nestlé Internship Program, Dream P&G Internship, Tiki careers…. (hoặc các creative agency lớn bé đều sẽ luôn tuyển intern cho content creator hay copywriting).

Intern

  • Lời khuyên:

Tâm lý của newbie là thiếu kinh nghiệm nên không biết trình bày gì để chứng minh bản thân phù hợp cả.

Tips: Hầu hết các vị trí Intern không yêu cầu quá cao về kinh nghiệm, quan trọng là bạn cho nhà tuyển dụng thấy được đam mê và nhiệt huyết với nghề + hãy thể hiện bạn đã làm gì để theo đuổi (những thứ nhỏ nhặt như tự học như nào, networking,..). Bạn chắc chắn sẽ chinh phục nhà tuyển dụng thành công.

3. Trải nghiệm Marketing qua các dự án cá nhân

Đây là phần CareerPrep muốn gợi ý thêm giúp bạn có thể đa dạng trải nghiệm của mình. Nếu bạn là người thích tự mày mò, thích tự làm sai tự sửa, bạn có thể tự học Marketing và làm một dự án cá nhân cho riêng mình

Xem thêm: 
Đậu Unilever nhờ dự án cá nhân thời sinh viên
Đậu tiki khi còn là sinh viên năm 2 như thế nào

  • Bạn hoàn toàn có thể tự tạo một chiếc blog cho mình và đầu tư content cho chúng, đây là cách mài dũa từ từ nhưng đảm bảo sẽ là điểm sáng khi nhà tuyển dụng nhìn vào bạn. Bạn có thể vào wordpress.com để xây dựng một website cho mình, hay lập một fanpage viết blog mỗi ngày, hoặc có thể xây dựng tiktok…. Đây là một trong những cách phổ biến để xây dựng personal branding cũng dư là rèn dũa kiến thức Marketing cho mình đó.
  • Hay trải nghiệm Marketing qua tiktok? 
    Bạn có thể học cách lên nội dung cho chính kênh của mình, hơn hết nữa tiktok có công cụ tiktok analytics để bạn có thể học hỏi về các chỉ số đánh giá hiệu quả truyền thông trên mạng xã hội cũng như là cách để bạn cải thiện chúng.
  • Xây dựng blog/website cũng tương tự như vậy, bạn sẽ tự mình khám phá ra những tips như: làm thế nào để viết content đủ hook, kéo traffic về website như thế nào. Và cứ mỗi lần bạn đặt câu hỏi cho chính mình bạn sẽ khám phá nhiều thứ thú vị.

Bạn cảm thấy chưa đủ tự tin để tự mình xây dựng dự án cá nhân thì bạn cũng có thể tham gia các câu lạc bộ truyền thông trong và ngoài trường đại học, tại đây sẽ cho các bạn một cái nhìn mới mẻ và học hỏi từ các bạn trong câu lạc bộ nữa. 

Careerprep sẽ cùng bạn chinh phục những khó khăn trong việc trau dồi trải nghiệm Marketing này 💛

Trai tim

Đọc thêm:
Wiki Marketing
5 kiến thức cơ bản trong Marketing 

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

cover letter

Làm thế nào để viết Cover Letter?

Chắc hẳn khi đi apply vào một vị trí công việc, bạn đã từng nghe qua về cụm từ “Cover Letter”. Nhưng lại có khá nhiều bạn vẫn chưa hiểu về Cover Letter và cách