Học trái ngành, hãy thử chọn Marketing

Marketing là lựa chọn trái ngành thích hợp

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Học trái ngành thì nên quan tâm đến những ngành nghề nào? Và tại sao Marketing là một trong những lựa chọn an toàn nhất nếu học trái ngành?

Hôm nọ sau khi xem khảo sát của gần 2,000 bạn trong group, anh nhận thấy có tới 45% các bạn trong cộng đồng mình quan tâm đến ngành Marketing.

Do đó hiện tại ngoài các nội dung ứng tuyển và kiến thức bổ ích khác, anh sẽ có một số nội dung để giúp các bạn có cái nhìn tổng quát hơn về một Marketing – một trong những ngành nghề “hot” nhất của thế kỷ 21 này ở dưới này:

Ok, nếu những bạn nào đã ở trong nghề Marketing, hoặc chuẩn bị bước vào nghề Marketing, các bạn sẽ thường nghe một câu nói là “dân Marketing có rất nhiều người là người học trái ngành”. Chủ yếu ở đây là khoảng bao nhiêu phần trăm thì anh có thử tìm các số liệu liên quan nhưng không có một bên nào thống kê. 

Tuy nhiên, nếu các bạn chịu khó “lặn lội” các kênh thông tin tuyển dụng, các bạn sẽ thấy hầu như các công việc không yêu cầu nhiều kinh nghiệm và kiến thức trên các kênh này sẽ chủ yếu rơi vào Marketing, Sales,…

Tức là một bạn sinh viên “trái ngành” – đang học kĩ thuật, hoặc tài chính, hoàn toàn có thể nhận một công việc part-time (thậm chí là full-time) liên quan đến Marketing, nhiều khi chỉ cần học kĩ năng viết bài chuẩn SEO, hoặc các thuật toán và mẹo để chạy quảng cáo Facebook,…

Anh từng có một bạn mentee học Ngôn ngữ Anh tại Học viện ngân hàng Hà Nội. Bạn ấy đã và đang làm Marketing tại rất nhiều thương hiệu lớn tại Việt Nam. Cùng xem câu chuyện rẽ hướng trái ngành của bạn ấy ở đây nhé

Xem thêm: Mình bước chân vào nghề Marketing như thế nào?

Vậy lý do gì khiến Marketing là một ngành rất an toàn nếu bạn chưa có kiến thức, kinh nghiệm, hoặc nếu bạn học trái ngành?

Thứ nhất, về mặt lý thuyết, kiến thức

Vì bản chất nghề Marketing vô cùng rộng lớn, nhiều hướng đi, và các kiến thức cũng không quá đặc thù nên chúng ta hầu như rất dễ dàng tiếp cận và học hỏi kiến thức Marketing kể cả khi nhà trường không đào tạo:
Internet là công cụ tuyệt vời cho nền tảng thông tin cơ bản hay đặt trong bối cảnh hiện tại, có vô số các khóa học đào tạo đã được mở ra, cả online lẫn offline.

Trái ngành học marketing online
Cộng thêm, thật ra bản chất của Marketing luôn luôn quay về khả năng thấu hiểu những thứ rất “đời thường”. Vì vậy, hầu hết các nội dung kiến thức xoay quanh nó cũng đều khá dễ hiểu và dễ học, từ đó rất dễ tiếp cận với nhiều đối tượng.

Hơn nữa, theo quan sát của anh thì tại Việt Nam thì số lượng các chương trình đào tạo ngành Marketing tại các trường đại học hầu như chỉ đếm trên đầu ngón tay (thường vào các trường quốc tế và một số trường công lớn), nên số sinh viên “đúng ngành” Marketing sẽ không quá dồi dào đâu, từ đó cơ hội cho các bạn trái ngành cũng rất rộng mở. 

Nếu bạn là người mới và đang cảm thấy các kiến thức và kinh nghiệm Marketing của mình chưa đủ vững để ứng tuyển nhằm ứng tuyển các job Marketing, hãy thử tìm hiểu thêm ở đây nhé

Thứ hai, về mặt thực tế thị trường, kĩ năng cần thiết

Nhu cầu tuyển dụng nhân sự Marketing lúc nào cũng lớn. Như có đề cập ở trên, ngành Marketing vô cùng nhiều hướng đi, các phòng ban Marketing ở trong các công ty thường có 7749 loại đầu việc khác nhau, cũng như đây là bộ phận gần như công ty nào cũng phải có.

Trái ngành nên theo marketing

Ví lý do trên, các tin tuyển dụng của ngành Marketing gần như lúc nào cũng chiếm đa số tin tuyển dụng trên tất cả mọi nguồn, và đặc biệt là các tin tuyển dụng dành cho các bạn fresh hoàn toàn, chưa có nhiều kinh nghiệm, chấp nhận cả những bạn học trái ngành.

Nếu các bạn muốn có một cái nhìn đầy đủ và sâu rộng về chuyển động của bức tranh thị trường hiện nay, ngoài Marketing, CareerPrep giới thiệu cho các bạn một khóa học tổng quan về thị trường tuyển dụng và định hướng nghề nghiệp. Nếu các bạn quan tâm thì có thể tham khảo phía dưới nhé

Tổng quan về định hướng nghề nghiệp

Thêm vào đó, hầu hết những kĩ năng cần thiết để làm Marketing lại là những kĩ năng mà rất hiếm khi được đào tạo trên trường, nhưng hoàn toàn có thể tự học được mà không cần phải có trường lớp đào tạo.

Những kĩ năng như viết lách, chạy quảng cáo, lên kế hoạch truyền thông sự kiện, chiến lược Marketing,… hoàn toàn có thể được các bạn trang bị bằng cách tham gia hoạt động CLB, đi thi các cuộc thi, hoặc đơn giản là học các khóa học bên ngoài,… Và những việc này thì anh tin là ai cũng làm được chứ không nhất thiết chỉ sinh viên học đúng ngành Marketing.

Những bạn nào đang muốn theo đuổi ngành Marketing nhưng đang học trái ngành thì đừng sợ nhé! Bản thân anh cũng là người học ngành tài chính, nhưng hiện giờ đang làm Marketing (học trái ngành) 😉

 

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu

Đơn nhiệm hay Đa nhiệm?

Trong rất nhiều bài viết về phát triển sự nghiệp, chúng ta thường gặp các lời khuyên mẫu mực và điển hình kiểu “phải thật xuất sắc trong 1 lĩnh vực để có thể trở

cơ hội nghề nghiệp Marketing

Cơ hội nghề nghiệp Marketing – Cập nhật 2022

Không thể phủ nhận rằng ngành Marketing đang là ngành rất hot trên thị trường tuyển dụng. Bằng chứng là gần đây, nhiều trường Đại học đã công bố mức điểm chuẩn trúng tuyển năm

deal lương cho du học sinh

Đi du học về sẽ dễ deal lương cao hơn?

Bỏ ra một khoản tiền khổng lồ sau nhiều năm du học, vậy nên khi trở về nước, du học sinh nào cũng mong muốn nhận được mức lương xứng đáng, thậm chí được các nhà tuyển dụng trải thảm đỏ mời đến làm.

mức lương ngành IT

Mức lương ngành IT không phải ai cũng có?

IT (Information Technology) thường được biết đến với cái “Công nghệ thông tin”. Đây là 1 ngành nghề khá “hot” được nhiều bạn trẻ lựa chọn để theo đuổi. Không quá khó hiểu khi nhiều