Những lỗi thường mắc khi viết Cover Letter

loi-trong-cover-letter

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Ngoài CV thì Cover Letter cũng là một phần quan trọng trong hồ sơ ứng tuyển. Biết cách viết Cover Letter thôi vẫn chưa đủ, thực tế khi bắt tay vào viết thì chúng ta thường sẽ mắc phải rất nhiều lỗi khác nhau. Cùng checklist cùng CareerPrep trong bài viết này những lỗi thường gặp nhất trong Cover Letter nhé!

1. Viết Cover Letter quá dài!

Nhiều bạn khi viết Cover Letter thường quá “nhập tâm” và vô tình biến nó trở thành một “tiểu thuyết” cuộc đời, quá dài và quá sướt mướt. Hãy nhớ HR chỉ dành 10s để lướt qua một chiếc CV, bạn nghĩ họ có đủ thời gian để đọc hết “tiểu thuyết” cover letter của bạn hay không? Vì vậy, lưu ý quan trọng đầu tiên đó là bạn nên viết cover letter thật ngắn gọn và chỉ nên giới hạn nó trong 1 trang giấy A4. Đồng thời, trước khi khi gửi cover letter bạn nên kiểm tra cẩn thận lỗi chính tả trong bài và chuyển file về định dạng pdf để tránh bị lỗi phông chữ.

Nguồn: Training.com.au

2. Mang  CV vào Cover Letter

Một lỗi và kha khá bạn mắc phải nữa khi viết cover letter là liệt kê lại những công ty mình đã làm việc kèm với kỹ năng. Nhà tuyển dụng họ đã có CV của bạn để đọc những thông tin đó rồi, vì vậy không cần thiết phải viết lại trong cover letter. Thay vào đó, tận dụng cơ hội này để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng cách thể hiện sự hiểu biết của bản thân về công ty, vị trí ứng tuyển, những thế mạnh của bản thân mà CV chưa thể hiện hết được

3. Thật thà hóa dại

Đúng là chúng ta nên thành thật trong khi viết CV, cover letter hay khi đi phỏng vấn. Tuy nhiên, CareerPrep có một lời khuyên là các bạn không nên liệt kê vào cover letter những điểm yếu của bạn vì nó thực sự không cần thiết để đưa vào cover letter. Một cover letter chỉ có 1-2 trang A4 thôi nên bạn hãy sử dụng nó thật hữu ích để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé!

4. Nội dung không các đoạn không liên quan tới nhau

Bởi vì cover letter nên được trình bày ngắn gọn nên việc thể hiện câu từ một cách logic cũng rất quan trọng. Trong một cover letter, bạn nên liên kết các đoạn với nhau sao cho thật hợp lí. Bạn có thể sử dụng các câu dẫn để cover letter mượt mà hơn nhưng quan trọng hãy biết liên kết nội dung của các đoạn cho thật thống nhất.

Ở phần này bạn có thể tham khảo mô hình S.T.A.R. để viết Cover Letter đảm bảo tính logic hơn nhé.

5. Viết sai tên nhà tuyển dụng

Đây là lỗi đại kị khi viết cover letter. Chẳng ai muốn đọc một lá thư xin việc là người gửi lại viết sai tên mình cả. Vì vậy hãy thật cẩn thận tìm kiếm thông tin trên website/liên hệ trực tiếp đến công ty để hỏi thông tin nhà tuyển dụng. Những thông tin cần đảm bảo chính xác:

→ Họ và tên nhà tuyển dụng

→ Giới tính của họ: Đừng nhìn tên đoán giới tính, điều đó rất nguy hiểm

Nếu không thể tìm thấy thì bạn có thể sử dụng cách viết “Chào anh/chị” nhưng nên hạn chế vì cách chào này không gây được thiện cảm cho người đọc thư. 

Nguồn: Google

6. Thiếu thông tin về công ty

Rất nhiều ạ phạm sai lầm trong cách viết cover letter khi cho rằng cover letter càng “sell” nhiều về bản thân thì càng tốt. Đứng dưới góc độ công ty, thứ họ muốn biết không phải bạn giỏi đến mức nào mà là bạn có thể đóng góp được gì cho họ và có đúng với cái họ đang cần không.

Vì vậy, thay vì dành toàn bộ bức thư để nói về bản thân và những mong muốn, ước mơ, cũng như nhu cầu của bạn như “được học hỏi”, “được phát triển”, hãy đặt câu hỏi “Yêu cầu của nhà tuyển dụng với ứng viên tiềm năng là gì?” Và dành cover letter để khéo léo trả lời câu hỏi đó.

📌 Các bước cụ thể hơn để tìm câu trả lời, bạn có thể đi từ:
– Đọc kỹ mô tả công việc (JD) → Tại sao nhà tuyển dụng lại tuyển vị trí này? (Ví dụ như đây là mùa cao điểm thiếu nhân sự hay họ cần một lực lượng nhân sự trẻ hơn,…)
– Liên hệ những yêu cầu đó với những kỹ năng, kinh nghiệm, thành tích của bản thân
– Mang những điểm tương đồng đó vào cover letter để giải thích tại sao bạn phù hợp.

Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn: “Bạn biết gì về công ty chúng tôi?”

7. Nói quá nhiều về công ty mà quên bản thân mình

Ngược lại với trường hợp trên, có một số bạn lại quá chú trọng để giới thiệu những hiểu biết của mình về công ty đang ứng tuyển đi kèm cả số liệu rất cụ thể nhưng lại vô tình quên đi bản thân (hoặc có thể do thấy bản thân không có gì nổi bật nên không nói). Như phần trên đã giải thích, đối với một nhà tuyển dụng, chắc hẳn họ cũng rất ấn tượng với những thông tin đó. Nhưng họ sẽ muốn biết thêm về bạn, để xem bạn có phù hợp với văn hóa, công việc và môi trường của công ty không. Đồng ý rằng bạn hoàn toàn có thể viết về công ty, môi trường làm việc, con người – nhưng hãy liên kết những thông tin đó với bạn, để nhà tuyển dụng có thấy bạn phù hợp không nhé.

Kết lại, sơ xuất lúc nào cũng có thể xảy ra và không ai mong muốn. Điều nguy hiểm hơn chính là những sai lầm tưởng như nhỏ bé này có thể khiến bạn đánh mất cơ hội việc làm ngay trước mắt. Vì vậy, hãy đọc đi đọc lại cover letter sau khi bạn hoàn thành nó. Kiểm tra thật kĩ theo dạng checklist để đảm bảo không bị sót lỗi nào. Sau đó, bạn cũng có thể gửi thư xin việc cho một người bạn hoặc người thân nào đó để giúp kiểm tra lại, xin thêm nhận xét và góp ý để cải thiện. 

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu

Đơn nhiệm hay Đa nhiệm?

Trong rất nhiều bài viết về phát triển sự nghiệp, chúng ta thường gặp các lời khuyên mẫu mực và điển hình kiểu “phải thật xuất sắc trong 1 lĩnh vực để có thể trở

deal lương cho du học sinh

Đi du học về sẽ dễ deal lương cao hơn?

Bỏ ra một khoản tiền khổng lồ sau nhiều năm du học, vậy nên khi trở về nước, du học sinh nào cũng mong muốn nhận được mức lương xứng đáng, thậm chí được các nhà tuyển dụng trải thảm đỏ mời đến làm.