Những sai lầm “chí mạng” khi thỏa thuận lương (P1)

lương

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Deal lương – giây phút đấu trí căng não nhất trong tất cả những buổi phỏng vấn, là khoảnh khắc quyết định xem tháng tới bạn sẽ được ăn mỳ Omachi cao cấp hay ăn mỳ gói chua cay Hảo Hảo.

Thật vậy, việc thỏa thuận lương với Nhà tuyển dụng là cả một nghệ thuật!

Nếu như việc thỏa thuận lương ra sao để bạn có lợi nhất sẽ còn phù thuộc vào rất nhiều yếu tố khác thì dưới đây là 06 sai lầm mà bạn có thể tránh cho buổi phỏng vấn tiếp theo của mình nhé!

🚫 Sai lầm 1: Mình đang đi “xin” việc

Đây là lối tư duy mà rất nhiều người mắc phải khi đi phỏng vấn (thực tế thì từ “xin việc” phổ biến hơn rất nhiều so với từ “kiếm việc”). Bản chất của thị trường lao động là việc bạn đang “trao đổi sức lao động của mình để đổi lấy thu nhập hàng tháng”, chứ không phải “đi xin việc và được công ty ban phát lại đồng lương”.

Do đó, đây nên là những giao dịch win-win mà cả hai bên đều có lợi. Việc tự đặt mình ở cửa dưới với tư duy “đi xin việc” sẽ chỉ đem lại kết quả thiệt cho bạn mà thôi.

Xem thêm: Tuyển dụng 4.0: Làm thế nào để trở thành một ứng viên được nhà tuyển dụng săn đón?

🚫 Sai lầm 2: Nghĩ ngắn hạn

Bạn ứng tuyển cho một công việc, bạn sẽ không deal lương với suy nghĩ “làm ở đây 02 tuần xong bỏ việc”, mà bạn hãy hỏi bản thân mình những câu hỏi mang tính “dài hơi” hơn!

Tiềm năng của công ty này là gì? Tiềm năng cho vị trí/phòng ban của bạn thăng tiến trong công ty có lớn hay không? Công ty có đang làm ăn tốt không?

Bạn cần có một tầm nhìn cho con đường sự nghiệp của bạn bởi khi bạn biết rõ được mình cần đi đến đâu, bạn sẽ biết được mình cần bao nhiêu tiền để đi đến đó.

🚫 Sai lầm 3: Đồng ý với offer quá nhanh

Sau khi nhận được offer từ phía Nhà tuyển dụng, cách thỏa thuận lương tốt nhất sẽ là câu trả lời “Em rất muốn suy nghĩ thêm về lời đề nghị của bên anh/chị”.

Sau đó thì hãy thực sự… suy nghĩ về mức lương mà họ đưa ra. Tuyệt đối không nên đồng ý ngay lập tức với mức offer mà họ đưa ra, cho dù nó có thể đã gần chạm tới mức mà bạn kì vọng.

Lý do mà bạn không nên đồng ý ngay? Nó sẽ làm bạn mất đi giá trị. Đó là lý do mà tại sao khi những cô gái khi được chàng trai tỏ tình, họ (mặc dù có thể đã quyết định đồng ý) sẽ hỏi vặn lại chàng trai 7749 câu hỏi để “làm giá” trước khi thật sự đồng ý.

Tương tự như vậy, việc đồng ý ngay với mức offer của Nhà tuyển dụng sẽ chỉ cho họ thấy rằng: bạn không dám đòi hỏi những gì mà bạn thực sự muốn.

T.B. Trên đây chỉ mới là một vài sai lầm thường gặp mà các bạn cần lưu ý thôi nhé! Ở phần 2 của bài viết, anh sẽ chỉ ra thêm cho các bạn để các bạn có thể chinh phục được nhà tuyển dụng và deal được mức lương đúng với năng lực của mình nhé!

Stay tuned…!

—————————–

Bạn đọc có thể tham khảo một số bài viết hot xoay quanh topic Ứng tuyển trên CareerPrep như:

Nếu bạn vẫn đang loay hoay trên con đường tìm việc hay tìm kiếm định hướng cho bản thân mình, hãy thử tham khảo ở nội dung này của CareerPrep nhé!

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu

Đơn nhiệm hay Đa nhiệm?

Trong rất nhiều bài viết về phát triển sự nghiệp, chúng ta thường gặp các lời khuyên mẫu mực và điển hình kiểu “phải thật xuất sắc trong 1 lĩnh vực để có thể trở

deal lương cho du học sinh

Đi du học về sẽ dễ deal lương cao hơn?

Bỏ ra một khoản tiền khổng lồ sau nhiều năm du học, vậy nên khi trở về nước, du học sinh nào cũng mong muốn nhận được mức lương xứng đáng, thậm chí được các nhà tuyển dụng trải thảm đỏ mời đến làm.