Làm tuyển dụng ở Việt Nam, cần những kỹ năng gì?

Kỹ năng trong tuyển dụng

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Các bạn đã bao giờ thắc mắc rằng để trở thành một “master” trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự thì cần phải trang bị những kĩ năng nào không?

Mọi người chắc vẫn còn nhớ câu chuyện “nhật ký tuyển dụng chị viết ngày nào” mà chị đã lựa chọn “liều” mua vé máy bay 1 chiều sang Sing và có offer 5 tiếng trước khi lên máy bay.

Xem thêm: Nghề headhunt là làm gì?

Hôm nay chị sẽ kể tiếp câu chuyện “liều số 2” sau 2 năm làm việc tại Sing, một ngày đẹp giời sau một trận ốm sốt 39 độ không ai chăm ở Sing chị đã quyết định xin nghỉ về Việt Nam và cũng giống như lần trước “về rồi tính”.

3 ngày trước khi về trong một cuộc cafe chia tay với các đồng nghiệp cũ, chị bất ngờ được 1 anh đồng nghiệp offer về VN “market research” cho công ty của ảnh và thế là chị về VN với một nhiệm vụ tìm hiểu tiềm năng của thị trường headhunt tại Việt Nam.

Và thế là chị về Việt Nam với “5-không”: không client, không candidate, không database, không kinh nghiệm ở Việt Nam và không có cả văn phòng làm việc.

Thứ duy nhất chị có trong tay là một bộ skill trong 2 năm làm việc tại Sing.

Nhưng sau 05 năm, chị đã gây dựng lên cả một công ty Headhunt có tên tuổi với các khách hàng lớn trong lĩnh vực Tài Chính – Bảo Hiểm, và dưới đây là 3 kĩ năng đã giúp chị gây dựng cả một “đế chế” tuyển dụng khi hồi đầu gần như không có gì trong tay:

1. Sourcing trong tuyển dụng?

Sourcing là cái gì?

Đại loại, nếu chúng ta muốn kinh doanh một thứ gì đó, điều đầu tiên mà ta sẽ thắc mắc đó là “tôi sẽ lấy nguồn hàng ở đâu?”

Tương tự thì sourcing trong tuyển dụng có nghĩa là “nguồn ứng viên” – vì bản chất của việc làm tuyển dụng là chúng ta kiếm tiền dựa trên mỗi một ứng viên ứng tuyển thành công và đi làm (placement).

Sẽ có bạn thắc mắc là: ủa, em tưởng mình phải xây dựng quy trình trước rồi mới theo quy trình đó làm các khâu sau đó chứ?

Hồi ấy chị cũng nghĩ vậy, đem rất nhiều quy trình chị học được ở Singapore về áp dụng tại Việt Nam, nhưng…fail toàn tập.

Thị trường Việt Nam có rất nhiều điều khác biệt so với các nước khác.

Hồi mới đầu ý, sau khi xác định được lĩnh vực mà mình sẽ săn nhân sự cho các khách hàng là các công ty lớn (cụ thể là Actuary), chị đã quan sát thấy ở Việt Nam không có chương trình nào đào tạo Actuary, chỉ có du học sinh từ nước ngoài về thôi.

Vậy là cách “Sourcing” của chị hồi đó là… tìm tất cả các ngành học Actuary của tất cả các trường ĐH trên thế giới và…tìm tất cả những sinh viên có tên Việt Nam.

2. Kỹ năng Communication nói chung và Cold-calling nói riêng trong tuyển dụng

Không chỉ headhunt, các bạn đọc 10 cái job description thì 11 cái yêu cầu “communication skill”, cơ mà rốt cuộc thì nó là cái gì?

Về cơ bản thì nó là kỹ năng thu thập và quản lý thông tin, nói ngắn gọn thì kĩ năng sẽ giúp các bạn làm tuyển dụng có thể đánh giá được tiềm năng của ứng viên chỉ qua lời nói trên điện thoại!

Khi làm headhunting, kĩ năng không hề dễ để master, kiểu như làm telesales í, có người mới nói được nửa câu đã bị cúp máy, còn có những người có thể giữ khách hàng nói chuyện với mình đến cả nửa tiếng.

Tất cả đều phải học đó, có những thứ “nhạy cảm” mà bạn muốn hỏi, phải hỏi làm sao để người ta trả lời mình là cả một “nghệ thuật”.

3. Kĩ năng xây dựng mạng lưới quan hệ – Networking trong tuyển dụng

Cứ nói là nhà nước thì mới cần quan hệ nhiều, còn theo chị thì…ngành nào cũng cần quan hệ rộng hết, đặc biệt là làm tuyển dụng.

Tại sao á? Vì trình độ của một người tư vấn tuyển dụng được đo bằng mạng lưới khách hàng và ứng viên trên thị trường.

Xây dựng network tốt sẽ cung cấp cho bạn rất rất rất nhiều thông tin quan trọng, cơ hội mới hay những nguồn khách hàng tiềm năng mà nếu bạn không chủ động tìm kiếm thì sẽ rất khó để tiếp cận được qua các phương tiện đại chúng.

Làm sao để xây dựng network: thì cũng như cách bạn tìm “người yêu” ý ý ý, là tất cả các cách bạn có thể tìm thấy nhau.

Mọi người hay bảo yêu là tùy duyên, cơ mà phải mở cơ hội cho “duyên” nó tới chứ, ví dụ như active trên mạng xã hội, join vào các group trong nghề, tham gia các event, webinar, làm quen với các anh chị trong nghề, hay bất kỳ một các nào khác.

Chị hy vọng là một chút chia sẻ ngắn của chị dưới đây sẽ giúp các bạn muốn phát triển trong lĩnh vực Nhân Sự nói chung và tuyển dụng nói riêng có thể hiểu rõ hơn về ngành nhé!

———–

Nếu bạn đang loay hoay trên con đường tìm việc hay tìm kiếm định hướng cho bản thân, hãy thử tham khảo ở nội dung này của CareerPrep nhé!

jane nguyễn là ai

Về tác giả bài viết

Nguyễn Thị Huyền Trang (Jane Nguyễn), hiện là Managing Director của One Arrow Consulting – Một trong những công ty Headhunting top đầu trong mảng tài chính – bảo hiểm tại Châu Á. Chị Jane đã có 02 năm kinh nghiệm làm Headhunting tại công ty Headhunt lớn ở Singapore, và 05 năm kinh nghiệm tại One Arrow Consulting Việt Nam

Đọc thêm về kinh nghiệm làm việc của tác giả tại đây

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu

Đơn nhiệm hay Đa nhiệm?

Trong rất nhiều bài viết về phát triển sự nghiệp, chúng ta thường gặp các lời khuyên mẫu mực và điển hình kiểu “phải thật xuất sắc trong 1 lĩnh vực để có thể trở

cơ hội nghề nghiệp Marketing

Cơ hội nghề nghiệp Marketing – Cập nhật 2022

Không thể phủ nhận rằng ngành Marketing đang là ngành rất hot trên thị trường tuyển dụng. Bằng chứng là gần đây, nhiều trường Đại học đã công bố mức điểm chuẩn trúng tuyển năm

deal lương cho du học sinh

Đi du học về sẽ dễ deal lương cao hơn?

Bỏ ra một khoản tiền khổng lồ sau nhiều năm du học, vậy nên khi trở về nước, du học sinh nào cũng mong muốn nhận được mức lương xứng đáng, thậm chí được các nhà tuyển dụng trải thảm đỏ mời đến làm.

mức lương ngành IT

Mức lương ngành IT không phải ai cũng có?

IT (Information Technology) thường được biết đến với cái “Công nghệ thông tin”. Đây là 1 ngành nghề khá “hot” được nhiều bạn trẻ lựa chọn để theo đuổi. Không quá khó hiểu khi nhiều