Marketing là gì zậy?

marketing

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Marketing có lẽ là cụm từ không còn quá xa lạ đối với phần đông chúng ta phải không nào? Cụm từ này khi về tới Việt Nam thì có một số sách dịch theo tiếng việt là “tiếp thị”, cách hiểu này đúng nhưng chưa đủ! Vậy nên CareerPrep Team chúng mình xin giữ nguyên cụm từ “Marketing” trong bài viết này nhé!

Marketing là gì?

Đây là một khái niệm hầu như rất quen thuộc với tất cả mọi người, ai cũng đã từng nghe qua một lần. Thế nhưng nếu không hoạt động trong ngành tiếp thị, chắc chắn không phải ai cũng hiểu rõ.

Marketing dưới góc nhìn của Giáo sư Philip Kotler – bậc thầy ngành “Mar” được định nghĩa như sau: “Marketing giống như nghệ thuật và khoa học để con người ta thỏa sức sáng tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của đối tượng sử dụng dịch vụ sản phẩm hay rộng hơn là toàn thị trường. Và mục tiêu cuối cùng của marketing giúp chủ thể thực hiện sau đó nâng cao lợi nhuận.”

Còn theo Hiệp hội Tiếp thị Hoa Kỳ thì “Marketing là cả một quá trình bao gồm công việc sáng tạo, đánh giá, quảng cáo. Sau đó cụ thể hóa ý tưởng thành sản phẩm dịch vụ cụ thể và hình thành chu trình trao đổi, làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.”

Nếu bạn mới bắt đầu tìm hiểu bằng cách “google” từ khóa này, chắc chắn bạn sẽ bắt gặp rất nhiều định nghĩa khác nhau, và theo CareerPrep thì không có định nghĩa nào là sai cả. Trên hết, Marketing chính là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, và mục tiêu cuối cùng của Marketing chính là tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Vậy để CareerPrep Team giải thích rõ hơn cho bạn nhé!

Hiểu một cách đơn giản, Marketing chính là …

1. Sợi dây gắn kết giữa thương hiệu và khách hàng

marketing

Marketing cung cấp đến khách hàng những thông tin cần thiết về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.

Mặc dù ở thời điểm hiện tại khách hàng chưa có nhu cầu với mặt hàng mà doanh nghiệp cung cấp, nhưng chính Marketing đã tạo ra “động lực mua hàng”, tạo ra nhu cầu khiến cho khách hàng tìm tới doanh nghiệp. Mặt khác, nó sẽ giúp tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng chính thức.

2. Công cụ tạo dựng và định hình một thương hiệu chuyên nghiệp 

marketing

Thương hiệu chính là danh tiếng của doanh nghiệp tạo dựng trong suốt quá trình hoạt động. Khi bạn đã có một thương hiệu đủ mạnh, khách hàng không chỉ đơn thuần mua sản phẩm của bạn nữa mà khách hàng còn sẵn sàng bỏ ra chi phí cao hơn để “mua thương hiệu”.

Vậy làm thế nào để thương hiệu chắc chắn hơn trong lòng khách hàng? Nhân tố “Mar” thuật chính là công cụ đắc lực để thực hiện điều đó! Thương hiệu không phải là một ngày hay một tháng là có thể hình thành, mà nó còn phụ thuộc nhiều yếu tố, và yếu tố quan trọng không kém chính là nhờ chiến lược Marketing đúng đắn của doanh nghiệp.

Sản phẩm của bạn tốt, nhưng chưa chắc có nhiều người tin dùng, điều này cho thấy tầm quan trọng của thương hiệu và Marketing đối với một doanh nghiệp. Nó đóng vai trò như khâu truyền dẫn đưa thương hiệu đến gần với khách hàng và giúp họ nhận diện rõ ràng hơn. Vì lý do trên, các Marketers được kỳ vọng hội tụ đủ kỹ năng chuyên môn và trang bị cho mình mindset “business” để làm nên một chiến dịch thật “a-ha” mà vẫn đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. 

Quá trình xây dựng thương hiệu cần thực hiện không ngừng nghỉ và rất cần có sự hỗ trợ của hoạt động tiếp thị để mở rộng sức lan tỏa.

3. Tiền đề để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn 

marketing

Hoạt động kinh doanh thương mại của mỗi doanh nghiệp chỉ có thể phát triển mạnh mẽ khi biết kết hợp với Marketing. Danh sách khách hàng nhờ đó mà ngày càng được mở rộng.

Thông qua bài này, CareerPrep Team chúng mình hy vọng sẽ giúp các bạn sẽ hiểu rõ hơn về Marketing là gì?

Tuy nhiên, bạn đọc đừng vì vẻ ngoài trông-có-vẻ fancy của Marketing thông qua những từ như “doanh nghiệp” hay “động lực mua hàng” mà e dè trước nó nhé. Marketing thực chất luôn tồn tại xung quanh chúng ta. Chỉ là vì chúng ta ít khi để ý đến nên mới không nhận ra thôi. Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết này để biết được phần chìm nào của Marketing mà mình thường bỏ lỡ? nhé!

————————–

CareerPrep – Guide people to the right job

Một platform giúp giới trẻ định hướng công việc & cung cấp insights về ngành nghề.

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu

Đơn nhiệm hay Đa nhiệm?

Trong rất nhiều bài viết về phát triển sự nghiệp, chúng ta thường gặp các lời khuyên mẫu mực và điển hình kiểu “phải thật xuất sắc trong 1 lĩnh vực để có thể trở

deal lương cho du học sinh

Đi du học về sẽ dễ deal lương cao hơn?

Bỏ ra một khoản tiền khổng lồ sau nhiều năm du học, vậy nên khi trở về nước, du học sinh nào cũng mong muốn nhận được mức lương xứng đáng, thậm chí được các nhà tuyển dụng trải thảm đỏ mời đến làm.