5 tips tự học Marketing (Phần 2)

marketing

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Morning cả nhà,

Như chị chia sẻ ở phần trước, chị luôn quan niệm việc tự học, tự trau dồi là hết sức quan trọng cho mọi công việc hay ngành nghề. Và thực ra, việc “tự học” không phải là điều gì đòi hỏi cao siêu và khó nhằn, mà chúng ta có thể bắt đầu từ những việc đơn giản và quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của mình.

Trên hành trình đầy ngang trái (ngành) của chị, chị đã thử và rút ra cho mình một số kinh nghiệm bên dưới, hy vọng có thể giúp ích cho các bạn đang trên hành trình chinh phục Marketing 💪

Xem thêm: Năm 2021, bắt đầu tự học Marketing từ đâu?

Tiếp nối cho bài chia sẻ về các website tự học Marketing hiệu quả hôm trước, nay chị mang đến cho các bạn một số “chiêu” khác để bỏ túi cho dân Marketing hệ “tự thân vận động” nhé 😉

1. Tham gia các cộng đồng Marketing

Các group hay fanpage chắc chắn là nơi tập trung đông đảo các “bậc anh hùng võ lâm” rồi ^^. Sẽ có vô vàn thông tin trong đó và chị thường hay lựa chọn đọc những nội dung mà chị yêu thích về các case study nổi bật từ các doanh nghiệp hay các xu hướng về công nghệ đang thay đổi hằng ngày.

Ngoài ra chị cũng thích theo dõi thêm bình luận để mở rộng quan điểm cũng như hiểu thêm về insight của mọi người. Thỉnh thoảng trên các cộng đồng này, chúng ta cũng có thể thu nhặt được các tài liệu hữu ích liên quan đến ngành nghề như các nghiên cứu, báo cáo hay các quyển ebook xịn xò.

Hiện nay có rất nhiều cộng đồng rất hay về marketing. Các bạn có thể tham khảo Cộng đồng Marketing & Advertising, Marketing for Youngsters hay Insights & Advancements – Tâm sự chuyện “Nghề” để đọc thêm về những bài viết của chị ^^

2. Quan sát, quan sát và quan sát

tip 2

Đây chính là lúc để mình có thể thực hành những lý thuyết góp nhặt được qua sách vở, báo chí,… đây. Vì marketing chính là cuộc sống xung quanh chúng ta nên thật không sai khi nhìn đâu cũng thấy quảng cáo 🙂 Nhưng vẫn quan trọng hơn, mình phải hiểu cách nó thật sự vận hành. Mà muốn được vậy, chị thường đi “soi” mọi thứ xung quanh.

Đi ngoài đường thì “soi” thử mấy cái poster quảng cáo. Có gì ấn tượng không? Tên thương hiệu, tên sản phẩm, slogan – làm thế nào mà nó gây ấn tượng mạnh với mình vậy?

Lướt facebook thấy mọi người tranh luận rất nhiều về một bộ phim nổi tiếng, hãy thử đặt câu hỏi xem có ai ở đằng sau đang “âm mưu” tạo ra một chiến dịch truyền thông bằng mạng xã không? ^^

Bước vô siêu thị, tự hỏi thử xem là vô tình hay cố ý mà người ta để chai nước 3l 20k bên cạnh chai nước 1l 16k vậy?

Mỗi tháng săn sale Shopee, có bạn nào thử hỏi không biết Shopee đã làm gì mà mình vốn từ đứa “em có biết mua hàng online bao giờ đâu” thành đứa “trưa chỉ ăn mì tối chốt đơn 300k”? 🙂

Tự đặt câu hỏi và tự đi tìm câu trả lời là cách nhanh nhất để hiểu thật sâu. Với chị, Marketing là câu chuyện của tính “chạm” vì nó chạm đến từng góc nhỏ trong cuộc sống của chúng ta. Quan sát và thấu hiểu, vì thế, sẽ là chìa khóa.

3. Đi làm hoặc tự thực hiện dự án cho riêng mình

Học thì phải có hành đúng không nào? Các công việc làm thêm sẽ cho chúng ta có những trải nghiệm thực tế nhất về ngành nghề.

Thời sinh viên, chị đã trải qua 2 công việc làm thêm Marketing là MKT executive ở 1 tiệm bánh và Employer Branding ở VNG. Hơn cả tìm việc chính là tự tạo việc để làm ^^ Chị quyết định mở một business nhỏ của mình là “PowerFul Point-Thiết kế Slide Powerpoint” để thực hành, trải nghiệm Marketing qua góc nhìn thực tế và cũng như là công việc full-time Marketing đầu tiên của chị.

Nhờ PowerFul Point, chị đã có cho mình một cái nhìn tổng quát nhất về Branding Marketing, cũng như cách để phối hợp creative mindset và business mindset để có thể tạo ra được những nội dung thu hút người xem mà vẫn đảm bảo được sự tăng trưởng doanh số cho nhãn hàng.

Xem thêm: Mình bước chân vào ngành Marketing như nào?

4. Tự học qua người có kinh nghiệm

Chị đã tìm cho mình những “người thầy” yêu thích của chị. Đó có thể là giảng viên dạy Marketing, những anh chị khóa trước đã có thành thích trong những cuộc thi lớn hay những anh chị senior mà chị biết được thông qua các cộng đồng.Theo dõi thường xuyên, mình chắc chắn sẽ học được rất nhiều về những quan điểm và cách tư duy mà dân Marketing cần có đấy.
Chị gợi ý một vài profile “lão làng” mà các bạn có thể follow để học hỏi thêm nhé:

  • Anh Huỳnh Vĩnh Sơn (Sói Ăn Chay) – Creative Director / Copywriter, hơn 10 năm kinh nghiệm, tác giả của các cuốn sách “gối đầu giường” ngành quảng cáo Việt Nam như “ý tưởng này là của chúng mình” và “90-20-30”
    Instargram: https://www.instagram.com/soianchay/
    Website: www.bepchu.com

  • Young Marketers – Đây là chương trình đào tạo Marketing mà chị đang theo học. Thông thường, những bài học trong chương trình sẽ được lưu trữ & chia sẻ ngay trên fanpage đó. Toàn những kiến thức được dạy bởi các anh chị đầu ngành nên hãy theo dõi thường xuyên nhé 😉
    Facebook: https://www.facebook.com/youngmarketersvn

Ngoài ra, sẽ rất tốt nếu mình có thể kết nối với những người đi trước nhé. Bên cạnh việc học hỏi về mindset, chúng ta còn có thể trao đổi, bàn luận về những thắc mắc. Với một câu hỏi hay, sẽ không anh chị nào ngại ngùng để thảo luận sâu về nó đâu.

5. Xem quảng cáo, đọc về các chiến dịch thật nhiều

Điều này thì chắc không còn xa lạ gì với nhiều bạn yêu thích Marketing đâu ha. Thường thì mọi người có tâm lý đến quảng cáo thì skip đúng không? Nhưng với dân Marketing thì quảng cáo là cuộc sống rồi 🙂 

Thực ra chị thấy việc xem và đọc thêm về các chiến dịch này rất thú vị. Bởi vì ẩn chứa sau mỗi quảng cáo, mỗi chiến dịch được tung ra của nhãn hàng là những giải pháp để chạm đến những mong muốn đời nhất của mỗi con người. Mỗi nhãn hàng lại có những cách giao tiếp riêng để tiếp cận tệp khách hàng mong muốn. Xem nhiều quảng cáo và có những lúc chị đã phải ồ à lên vì thấy quảng cáo đó sao mà chất quá, ý nghĩa quá.

Chị thường tìm đọc về các chiến dịch quảng cáo qua nhiều kênh như Youtube, Facebook hoặc các website chuyên về Marketing như brandsvietnam.com hay advertisingvietnam.com. Những website này có cả những bài phân tích cụ thể về các chiến dịch nổi tiếng từ các nhãn hàng (chị có giới thiệu ở bài trước, các bạn tìm lại để đọc thêm nhé).

Trên đây là một số cách tự học chị áp dụng trên hành trình của mình. Còn các bạn khác thì sao? Hãy cùng chia sẻ dưới post này về các kênh tự học tâm đắc của bản thân nhé ^^.

Bạn đọc có thể tham khảo một số bài viết khác xoay quanh topic Marketing của CareerPrep như: 

Nếu các bạn vẫn đang loay hoay trên con đường tìm việc hay tìm kiếm định hướng cho bản thân mình, hãy thử tham khảo ở nội dung này của CareerPrep nhé!

đỗ phương thảo

Về tác giả bài viết

Phương Thảo Đỗ, một Marketer trẻ và tài năng, hiện đang là Innovation & Insight Assistant Manager tại Anheuser-Busch InBev – Công ty bia lớn nhất thế giới với các nhãn hiệu bia Budweiser, Hoegaarden, Corona, Becks Ices,…. chị Thảo cũng có kinh nghiệm làm việc tại các công ty FMCG/Nghiên cứu thị trường khác như Vinamilk, Unilever, Nielsen với vị trí Marketing.
Tìm hiểu thêm về kinh nghiệm của tác giả tại đây

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu

Đơn nhiệm hay Đa nhiệm?

Trong rất nhiều bài viết về phát triển sự nghiệp, chúng ta thường gặp các lời khuyên mẫu mực và điển hình kiểu “phải thật xuất sắc trong 1 lĩnh vực để có thể trở

deal lương cho du học sinh

Đi du học về sẽ dễ deal lương cao hơn?

Bỏ ra một khoản tiền khổng lồ sau nhiều năm du học, vậy nên khi trở về nước, du học sinh nào cũng mong muốn nhận được mức lương xứng đáng, thậm chí được các nhà tuyển dụng trải thảm đỏ mời đến làm.