Thử nghiệm: Bước vào ngành Ecommerce – “Nhìn vậy mà không chỉ vậy”

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Không thể phủ nhận, ngành Ecommerce (thương mại điện tử) hiện tại đang là một trong những lĩnh vực đang tăng trưởng nóng và tiềm năng nhất tại thị trường Việt Nam, và điều này cũng dẫn tới vô số cơ hội được mở ra trên thị trường lao động, đặc biệt là với những người mới ra trường đi làm. 

Do đó, để giúp cho các bạn có thêm những thông tin cần thiết trước khi thực sự đưa ra quyết định bước chân vào ngành Ecommerce đầy tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức này, đội ngũ admin tại CareerPrep với những người đã và đang làm trong ngành Ecommerce sẽ có một số kiến thức thú vị về ngành muốn chia sẻ với các bạn ngay trong bài viết này!

1. Vậy, ngành Ecommerce là gì? Có những thành phần nào trong chuỗi giá trị của ngành?

ecommerce
Nguồn: Unplash

Theo báo cáo e-Conomy 2019 của Google, Temasek và Bain & Company, Việt Nam sẽ là thị trường Ecommerce lớn thứ hai và phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á từ năm 2019-2025.

Nghe tới Ecommerce, chắc hẳn các bạn sẽ nghĩ ngay đến những cái tên như Shopee, Tiki, Lazada,… nhưng đó không phải là những cái tên duy nhất xuất hiện trong ngành Ecommerce, vì thực sự ngành Ecommerce tại Việt Nam, dù còn đang non trẻ, nhưng cũng có rất nhiều công ty khác nhau tham gia vào các chuỗi giá trị trong ngành.

Vậy nên là, điều đầu tiên trước khi chúng ta bước chân vào và tìm hiểu về một ngành nào đó, là việc…hiểu đúng các định nghĩa, và trước hết là bạn cần phân biệt công ty nào là công ty trong lĩnh vực Ecommerce, công ty nào không phải là một công ty Ecommerce.

Ví dụ, ở bức ảnh dưới đây về bức tranh Ecommerce tại Việt Nam

ecommerce
Nguồn: Tech in Asia

Như các bạn có thể thấy, có rất nhiều công ty được kể tên, nhưng không phải công ty nào cũng được tính là “nằm trong ngành Ecommerce”

Ví dụ: Shopee là một công ty thuộc ngành Ecommerce, vì họ là đơn vị mang tới cho người tiêu dùng trải nghiệm mua sắm trực tuyến toàn diện, từ việc trải nghiệm lướt và xem sản phẩm trên ứng dụng điện thoại/máy tính, cho tới thanh toán và ship hàng, tất cả mọi thứ đều được thực hiện một cách “online”. 

Mặc khác, Thegioididong là một công ty kinh doanh Ecommerce rất thành công, nhưng không phải là một công ty thuộc ngành Ecommerce, vì Ecommerce chỉ là một trong số những cách mà họ bán hàng và kiếm tiền, vì họ còn mở hàng ngàn cửa hàng trên toàn Việt Nam, và người ta hầu hết mua sắm tại thegioididong tại các kênh trực tiếp.

Vậy phân biệt một công ty có thuộc lĩnh vực Ecommerce như nào? Theo kinh nghiệm của admin thì hiện tại, do thị trường Ecommerce tại Việt Nam còn quá non trẻ, mỗi năm có rất nhiều công ty mới tham gia thị trường, nên sẽ khó có thể có một định nghĩa “chuẩn chỉnh như sách giáo khoa” về việc như nào là một công ty Ecommerce.

Tuy nhiên, để dễ phân biệt cho bạn, hãy thử “dùng tạm” định nghĩa mà CareerPrep chia sẻ với bạn nhé: “Bất cứ công ty nào tham gia vào ngành Ecommerce là những công ty đóng góp vào chuỗi giá trị của ngành này, nhưng một công ty “thương mại điện tử” đúng nghĩa là một công ty có mô hình kinh doanh hoàn toàn phi truyền thống, và hầu hết doanh thu của công ty đó đến từ việc tạo ra trải nghiệm mua sắm online cho người tiêu dùng”

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa trên, bạn thử đến với ví dụ đơn giản dưới đây nhé:

VD: Vào mùa săn sale 11.11, bạn quyết định mua mỹ phẩm trên cửa hàng Loreal chính hãng trên Shopee, và bạn thanh toán bằng Momo.

Như vậy:

  • Loreal là công ty thuộc ngành mỹ phẩm, không phải Ecommerce, vì họ bán hàng offline là chủ yếu
  • Shopee là công ty thuộc ngành Ecommerce vì họ cung cấp trải nghiệm mua sắm online cho bạn và kiếm doanh thu từ bạn
  • Momo là công ty công nghệ cung cấp giải pháp thanh toán cho Shopee, và Shopee cho phép bạn thanh toán bằng Momo, cho nên Momo không phải Ecommerce, và họ thuộc ngành công nghệ tài chính hơn (FinTech).
  • Hàng của bạn được ship bằng đơn vị Giaohangtietkiem – rõ ràng rồi, đây là đơn vị vận tải, chứ không phải một công ty Ecommerce.

Ở ví dụ vừa rồi, duy nhất Shopee được tính là một công ty Ecommerce, các công ty còn lại sẽ không được tính.

2. Thu nhập của ngành Ecommerce có tốt không?

ecommerce
Nguồn: Unplash

Câu này không dễ để thống kê đầy đủ và trả lời, vì như có đề cập, ngành Ecommerce ở Việt Nam còn quá mới mẻ. Nếu như các ngành khác đã tồn tại ở Việt Nam rất lâu như bán lẻ, ngân hàng, sản xuất,… đều có những mức thống kê và so sánh khá chi tiết, thì ngành Ecommerce này đang trong trạng thái “Mỗi công ty một kiểu”. Tức là sao, với mỗi công ty, ở những khu vực khác nhau, và ở mỗi bộ phận khác nhau, thì mức lương sẽ dao động khá nhiều.

Vậy để trả lời câu hỏi liệu mức lương chung của ngành Ecommerce có tốt không, CareerPrep xin trả lời: Rất cao, nhưng là với những người ở vị trí cấp cao/lãnh đạo. Lý do là khi những công ty kinh doanh trong các ngành non trẻ nhưng đang lớn mạnh như này, các chủ DN thường phải thuê những người có kinh nghiệm và tài giỏi ở những ngành khác như Tư vấn, FMCG, Tech,… nên mức thu nhập đối với cấp lãnh đạo sẽ khá hấp dẫn.

Còn với những vị trí cấp thấp hơn hoặc entry-level, sẽ phụ thuộc vào tùy vị trí mà bạn chọn. Theo kinh nghiệm của admin, ví dụ, ở bộ phận làm Marketing chẳng hạn, mức thu nhập của một chuyên viên Marketing tại một công ty thuộc ngành Ecommerce sẽ khá sát với mức trung bình ở các ngành khác mà thị trường trả cho những đầu việc, những đoạn mô tả công việc tương tự.

Tức là, mức lương của ngành Ecommerce sẽ không cao hơn hẳn so với mặt bằng chung (như các ngành ngân hàng, bảo hiểm,…) mà sẽ ở mức ngang hoặc cao hơn một chút so với thị trường (vì là ngành đang nổi mà), và các bạn không nên lấy các mức thu nhập trung bình bên…Mỹ để so sánh và áp dụng với Việt Nam như nhiều website khác thông tin, vì nó chỉ ở mức tham khảo.

3. Cường độ làm việc tại môi trường các công ty Ecommerce

ngành ecommerce2
Nguồn: Unsplash

Bạn thử nghĩ xem, với một chiếc xe thể thao đang phóng với tốc độ lớn, hoặc một chiếc tên lửa đang phóng, nhiệt độ mà động cơ tỏa ra sẽ như nào?

Đó chính xác là những gì đã, đang và sẽ diễn ra trong ngành Ecommerce đó. Một tốc độ làm việc rất nhanh, thay đổi chóng mặt, cường độ lớn,.. là những từ ngữ để mô tả về ngành này. Những chiến dịch siêu sales như 9.9, 11.11, nhìn bên ngoài có vẻ đơn giản đấy, nhưng để tổ chức được những campaign đó đòi hỏi một lượng công việc khổng lồ từ nhiều người khác nhau…

Từ việc lên kế hoạch giảm giá, dự báo nhu cầu mua hàng và đặt hàng, thay banner, thay giá, làm những chiến dịch quảng cáo, cho tới việc canh khung giờ flash sales để xem có lỗi gì không (1 phút delay có thể trả giá bằng hàng trăm/ngàn đơn hàng), rồi khâu xếp hàng/vận chuyển nữa…)

Nghe thì khắc nghiệt đó, nhưng ngành Ecommerce lại cực kỳ phù hợp với những bạn trẻ mới ra trường đang tìm kiếm kinh nghiệm làm việc đó! Lý do thì CareerPrep sẽ phân tích ở ngay bài viết tiếp theo nhé!

4. Vậy ngành Ecommerce này có những cơ hội nghề nghiệp nào nổi bật?

ngành ecommerce3
Nguồn: Unsplash

CareerPrep đã từng có bài viết về các cơ hội nghề nghiệp nổi bật trong chuỗi giá trị ngành Ecommerce, các bạn tham khảo thử ở dưới đây nhé:

Trong phần tiếp theo, CareerPrep sẽ tiếp tục phân tích cho bạn những lý do tại sao ngành Ecommerce lại phù hợp với người mới ra trường và đi làm nhé!

Ngoài ra, nếu bạn vẫn đang loay hoay trên con đường tìm việc hay tìm kiếm định hướng cho bản thân mình, hãy thử tham khảo nội dung này của CareerPrep nha!

—————————

CareerPrep – Guide people to the right job.

Một platform giúp giới trẻ định hướng công việc & cung cấp insights về ngành nghề.

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

mức lương ngành Logistics

Mức lương ngành Logistics: Việc nặng lương cao?

Bên cạnh một số ngành nghề nổi bật hiện nay như Marketing, Sales, HR.. thì Logistics là 1 trong những ngành đang rất được săn đón. Có rất nhiều lý do mà nhiều bạn chọn

mức lương ngành IT

Mức lương ngành IT không phải ai cũng có?

IT (Information Technology) thường được biết đến với cái “Công nghệ thông tin”. Đây là 1 ngành nghề khá “hot” được nhiều bạn trẻ lựa chọn để theo đuổi. Không quá khó hiểu khi nhiều