Nghề Headhunt là làm gì?

headhunt

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Hello cả nhà,

Mình thường xuyên nhận được những câu hỏi băn khoăn của các bạn không biết mình hợp với ngành nghề gì. Vì thế, mình quyết định làm một series chia sẻ cho các bạn những điều bổ ích xoay quanh nhân sự (HR) – một trong những nghề đang tiếp cận đến với rất nhiều bạn trẻ hiện nay.

Trong số đầu tiên này, mình sẽ chia sẻ tổng quan về nghề headhunt vì mình quan sát thấy các bạn ở Việt Nam thường quen thuộc với công việc tuyển dụng (recruitment) nhưng còn khá mơ hồ với những nhiệm vụ của một Headhunter.

Trong group có nhiều member mới nên cho những ai chưa biết thì mình là Jane – hiện đang là Management Consultant tại One Arrow Consulting Group – Headhunting Agency có trụ trở ở Hongkong và chi nhánh tại Singapore và Việt Nam, chuyên tuyển dụng các vị trí trong ngành Bảo Hiểm, Tài chính, đặc biệt là Actuary.

Xem thêm: Nghề Headhunting – Chị đã bắt đầu với nghề như thế nào?

Vậy nghề headhunt là làm gì?

Các bạn có thể hình dung headhunter là nghề săn đầu người. Hiểu một cách đơn giản, công việc của headhunter là đi tìm kiếm những ứng viên có trình độ, kỹ năng, tư duy, kinh nghiệm, khả năng nổi trội cho các công ty đang có nhu cầu tuyển dụng.

Nghề headhunter còn có một cái tên khác “lịch sự” hơn là Chuyên viên tư vấn Tuyển dụng nhân sự. Và mỗi lần bạn “SĂN” thành công ứng viên trong mơ cho công ty, thuật ngữ trong ngành ghi nhận là bạn sẽ chốt được một placement (“chốt deal”)

Đó đó tóm lại công việc headhunter của bọn mình cũng giống như môi giới bất động sản, là đơn vị đứng giữa người lao động và công ty, hoạt động dựa trên lợi ích của cả hai bên: Làm sao để công ty tìm được người làm được việc phù hợp còn người lao động tìm được một môi trường làm việc như mong muốn.

Tại sao nghề headhunt ra đời?

Lâu lẩu lầu lâu rồi từ thời internet còn chưa có, máy tính còn ít, mà công cụ tuyển dụng duy nhất là trên báo (xem phim cũ có thấy nhiều anh/chị tìm việc là mua báo về đọc mục tìm việc), thì nó tiền thân là “văn phòng tư vấn việc làm”, và những ứng viên thời đó cũng không có quá nhiều kiến thức và kỹ năng.

Ngày nay, khi thị trường lao động ngày càng đa dạng, yêu cầu về nhân sự ra tăng. Một số vị trí cần số lượng tuyển lớn mà đội ngũ nhân sự nội bộ chưa có khả năng đáp ứng hết, vì vậy họ quyết định dùng một đơn vị bên ngoài để có thể tuyển đủ số lượng mong, và thế là các Recruitment Agency ra đời.

Hay với những vị trí yêu cầu những kỹ năng đặc biệt, công ty dù dùng hết tất cả các cách vẫn không thể nào tự tuyển được, và thế là nghề headhunter ra đời, nhằm mục đích chính là để hỗ trợ tìm người cho các vị trí khó tuyển đó.

Recruitment Consultant và Headhunter khác nhau như thế nào?

Recruitment Consultant (RC) có 3 loại:

  • RC làm việc với lao động phổ thông – còn gọi là Recruitment Agency: Công việc của bạn khi làm trong những agency này cũng là kết nối người lao động với công ty phù hợp nhưng bạn sẽ nhận phí từ người lao động (giống như hình thức xuất khẩu lao động mà chúng ta thường thấy)
  • RC làm mainstream – là làm rất nhiều ngành nghề, làm việc dựa trên order của khách hàng, làm theo số lượng (ví dụ như khách hàng có thể order mình tìm kiếm cho họ 10 nhân viên sales cùng 1 lúc).
  • RC làm specialist – hay senior level (đây là headhunter): Khi khách hàng cần tìm những ứng viên tại các vị trí yêu cầu những kỹ năng đặc biệt, mà trên thị trường không nhiều thì headhunter phải đi “săn” đó.

Như thế, Headhunter chỉ là một mảng của Recruitment Consultant thôi. Mỗi loại thì lại có 1 ưu nhược điểm khác nhau, với đối tượng làm việc khác nhau, KPI và áp lực cũng hoàn toàn khác nhau.

Các bạn có tò mò liệu 3 loại RC này có ưu và nhược điểm gì không? Cùng chờ đón những bài viết tiếp theo của chị nhé!

————-

Nếu các bạn vẫn đang loay hoay trên con đường tìm việc hay tìm kiếm định hướng cho bản thân mình, hãy thử tham khảo ở nội dung này của CareerPrep nhé!


jane nguyễn là ai

Về tác giả bài viết

Nguyễn Thị Huyền Trang (Jane Nguyễn), hiện là Managing Director của One Arrow Consulting – Một trong những công ty Headhunting top đầu trong mảng tài chính – bảo hiểm tại Châu Á. Chị Jane đã có 02 năm kinh nghiệm làm Headhunting tại công ty Headhunt lớn ở Singapore, và 05 năm kinh nghiệm tại One Arrow Consulting Việt Nam

Đọc thêm về kinh nghiệm làm việc của tác giả tại đây

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

bỏ việc

Mình đã bỏ việc sau 6 tiếng như thế nào?

__________ Tác giả: Thiên Thiên | Bài viết được chia sẻ độc quyền bởi người viết và cộng đồng CareerPrep – Tâm sự chuyện nghề, vui lòng không tự ý repost. __________ Chào buổi tối