Kỹ năng chuyển đổi là gì? Tại sao nhóm kỹ năng này lại quan trọng?

kỹ năng chuyển đổi

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Kỹ năng chuyển đổi là gì? Tại sao nhóm kỹ năng này càng ngày càng quan trọng?

Hưng có một bạn nhân viên cũ, với khoảng 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Marketing (cụ thể hơn là Digital). Bạn tâm sự là dù đã đi làm vài năm trong lĩnh vực này và cũng có nhiều thành tựu, nhưng bạn lại càng ngày càng thấy mình không muốn gắn bó với nghề này.

Lý do là khi triển khai các chiến dịch Digital cho sản phẩm (sản phẩm bạn làm là sản phẩm công nghệ), bạn được tham gia vào phần xây dựng và tối ưu sản phẩm để đảm bảo gia tăng lượt tải và giữ người dùng trên app. Sau rất nhiều lần được làm việc với đội sản phẩm, bạn thấy mình không muốn đi chạy số nữa (đảm bảo lượt tải của ứng dụng trên app store), mà muốn là người xây dựng những sản phẩm đó

“Việc testing trải nghiệm, đọc data, thay đổi flow, features,… làm em cảm thấy phấn khích hơn là nhìn mãi phần ads – em muốn theo đuổi con đường làm product owner / project manager (chức danh hay được dùng cho các bạn xây dựng sản phẩm công nghệ) – she said”

Tuy nhiên, bạn băn khoăn việc liệu mình có đủ nền tảng, kỹ năng và kiến thức để làm việc này không – vì bạn không phải xuất thân từ dân Tech, chỉ là marketer, hiểu biết về kiến thức chuyên môn (ngôn ngữ lập trình, cơ sở dữ liệu, hệ thống,…) khá hạn chế.

Sau đó, Hưng có bảo bạn thử đi gặp product owner, ngồi họp trong các buổi scrum (1 cách gọi về cuộc họp của dân tech) xem thực sự họ có phải là chuyên gia của một ngôn ngữ lập trình, xuất thân từ dân tech, hay lúc phối hợp họ chỉ nói về các ngôn ngữ lập trình hay không?

Sau 1 tháng, bạn gặp lại Hưng và bảo “Không như em nghĩ, hóa ra các buổi họp về fix bugs, triển khai tính năng mới,…. từ product owner lại khá đỗi dễ hiểu và chủ yếu yêu cầu khả năng giao tiếp, dẫn dắt đội ngũ team tech để brainstorm và sau đó xử lý vấn đề dựa trên góc độ người dùng,…. toàn bộ những điều này em hoàn toàn có thể làm được vì nó là communication, critical thinking, teamwork và leadership,.. những cái này em đã rèn luyện bao nhiêu năm nay rồi”

Nhóm các kỹ năng bạn vừa kể trên hay được gọi là kỹ năng mềm (soft skills) – tuy nhiên anh nghĩ việc gọi nó là soft skills thì hơi chung chung và đâu đó không thể hiện được vai trò của nhóm kỹ năng này trong con đường sự nghiệp.

THAY VÀO ĐÓ, CHÚNG TA SẼ LÀM QUEN VỚI CỤM TỪ “KỸ NĂNG CHUYỂN ĐỔI – TRANSFERABLE SKILLS”

Xem thêm: Gửi email ứng tuyển: Trước khi viết hay, hãy viết đúng

Thực ra Kỹ năng chuyển đổi (Transferable Skills) là một khái niệm không mới. Rất nhiều người đã biết tới thuật ngữ này hoặc đã nghe ở đâu đó nhưng có thể chưa hiểu rõ bản chất của TS và hay gọi tên nó dưới thuật ngữ gần gũi hơn là “Kỹ năng mềm”. Để định nghĩa một cách đơn giản thì TS là nhóm kỹ năng được tích lũy trong một nghề nào đó trước đó và nhóm kỹ năng này có thể chuyển đổi để ứng dụng cho một nghề khác (VD của bạn trên là từ Digital Marketer → Product Owner)


Tại sao Kỹ năng chuyển đổi lại vô cùng cần thiết cho mỗi chúng ta?

Theo nghiên cứu của Trung Tiêm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center) – một trung tâm nghiên cứu uy tín của Mỹ – các công việc yêu cầu “Kỹ năng mềm” aka “Kỹ năng chuyển đổi” tốt đã tăng tới 83% trong hơn 30 năm qua. Nhóm kỹ năng này như đã nói ở trên – rất cần cho đa lĩnh vực, đa ngành nghề

Trong một thống kê khác của Burning Glass – một đơn vị chuyên về nghiên cứu dữ liệu thị trường lao động – trong thời đại 4.0 thì các nghề lai ghép (đòi hỏi phải có thế mạnh ở kỹ năng chuyển đổi) có ít nguy cơ bị tự động hóa hơn nhiều so với nghề truyền thống (12% so với 42%).

Những nghề yêu cầu kỹ năng chuyển đổi tốt cũng thường được trả lương cao hơn từ 20-40%. Sự thay đổi như vũ bão của xã hội (dịch bệnh, thiên tai) hay sự phát triển của công nghệ sẽ khiến nghề chính của chúng ta một ngày nào đó không còn nữa, và đó là lúc mình cần 1 nghề tay trái dự phòng → điều này lại càng củng cố về tầm quan trọng của kỹ năng chuyển đổi.

Danh sách các kỹ năng chuyển đổi (Transferable Skills) phổ biến nhất

Trước khi tìm hiểu về danh sách Transferable Skills, một lưu ý là tất cả các kỹ năng đều có thể được chuyển đổi – tùy thuộc vào lĩnh vực chúng chuyển đổi đến và chúng được chuyển đổi từ đâu. Nhưng khi xin việc, cần nhớ loại kỹ năng chuyển đổi đưa vào CV hay thư xin việc nên có ví dụ minh họa thành quả cụ thể và gắn liền với yêu cầu của công việc đó

– Kỹ năng giao tiếp (Communication)
– Kỹ năng tư duy phản biện (Critical Thinking)
– Kỹ năng sáng tạo (Creativity)
– Kỹ năng hợp tác (Collaboration)

⇒ Đây cũng là nhóm kỹ năng được gọi là 4Cs – những kỹ năng được Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) liệt vào danh sách các nhóm kỹ năng cần thiết cho thế kỷ 21

– Kỹ năng lãnh đạo
– Kỹ năng tổ chức, quản lý cá nhân,…
– Kỹ năng nghiên cứu và phân tích
– Kỹ năng tự học & phát triển bản thân

Bạn thấy có nhiều kỹ năng quá phải học không? Đừng lo, nếu bạn đang muốn tìm những cách để phát triển kỹ năng tự học thì Hưng từng có bài viết về chủ đề cách phát triển khả năng tự học, các bạn thử click vào đọc để tìm hiểu thêm nhé!

Tạm kết: Việc tích lũy Kỹ năng chuyển đổi thực sự vô cùng có lợi cho chúng ta trong mọi mặt của cuộc sống lẫn công việc. Song song với việc phát triển kỹ năng chuyên môn thì nên nhớ kỹ năng chuyển đổi sẽ là nhóm kỹ năng giúp chúng ta nổi bật và đa dạng hóa được năng lực của mình – tránh bị thay thế trong tương lai bởi máy móc.


*** Bài viết có sử dụng một số thông tin từ: Form my soul – Hiểu về các kỹ năng chuyển đổi cần thiết


Nếu bạn vẫn đang loay hoay trên con đường tìm việc hay tìm kiếm định hướng cho bản thân mình, hãy thử tham khảo ở nội dung này của CareerPrep nhé!

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

bỏ việc

Mình đã bỏ việc sau 6 tiếng như thế nào?

__________ Tác giả: Thiên Thiên | Bài viết được chia sẻ độc quyền bởi người viết và cộng đồng CareerPrep – Tâm sự chuyện nghề, vui lòng không tự ý repost. __________ Chào buổi tối