Đừng dùng từ “xin việc” nữa, hãy đi “tìm việc” đi!

xin việc

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Chúng ta đang “xin việc”, hay là đang “tìm việc”?

“Ra trường xin việc vào đâu rồi cháu?”

Bí kíp viết đơn xin việc, CV xin việc
Mẹo phỏng vấn xin việc….

Nếu bạn đã từng trải qua quá trình tìm việc đều rất quen thuộc với các câu nói trên. Nếu là câu chuyện của hàng chục năm về trước, từ những thời trước cả thời kỳ bao cấp cho tới thời điểm Internet chuẩn bị bùng nổ ở đất nước ta, cụm từ này sẽ chẳng có vấn đề gì phải bàn. 

Thế nhưng, khi thế giới dần mở cửa (hay người ta gọi là “thế giới ngày càng phẳng”) và chúng ta dần tiếp cận nhiều hơn những ngôn ngữ, văn hóa, giá trị của phương Tây, các bạn có để ý rằng ở các nước sử dụng tiếng Anh, người ta thường sử dụng cụm từ “looking for a job” (tìm việc) chứ chẳng ai đi nói là “asking/begging for a job” (xin việc) không?

Tại sao ở đất nước chúng ta, cụm từ “xin việc” lại thịnh hành đến tận thời điểm bây giờ vậy? Đến cả những đơn vị truyền thông rất lớn cũng thường xuyên dùng từ “xin việc” cơ mà? Chẳng phải là trong quá trình đi làm, bạn đang trao đổi sức lao động với nhà tuyển dụng trong một mối quan hệ mà “hai bên cùng có lợi” – thì tại sao phải “xin”?

Do đó, trong bài viết phần đầu dưới đây, Hưng sẽ chia sẻ một số quan điểm của mình về chủ đề “xin việc, hay tìm việc” này

Nếu các bạn search từ điển tiếng Việt và tìm thử định nghĩa của từ “xin” trong ngữ cảnh mà Hưng đang đề cập ở bài viết này, “xin” có nghĩa là “Tỏ ý muốn người khác cho cái gì hoặc cho phép làm điều gì”.

Như vậy, ta dùng từ “xin” trong một tâm thế thấp hơn, yếu hơn đối phương và có được thứ mình muốn mà không phải đổi lấy cái gì từ mình. Nên ta thường hay nói “một cụ già đang xin ăn đằng kia”, “đứa con đang vòi vĩnh xin tiền mẹ”.

Nhưng bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp, thì sự thật là không ai “xin việc” hay xin ai cái gì cả – đó là quan điểm của anh.

Bản chất là các bạn và nhà tuyển dụng đang trao đổi và mua bán trên thị trường lao động. Người đi làm thì đang “bán” khả năng làm việc, thời gian, công sức, trí tuệ của mình cho doanh nghiệp, đổi lại những giá trị cả về tiền bạc (thu nhập – lương, thưởng hàng tháng, hàng quý,… điều này cũng phần nào giải thích cho cụm từ mà chúng ta nghe suốt ngày – thời gian là tiền bạc) và cả những giá trị phi tiền bạc (kinh nghiệm, kỹ năng, khả năng thăng tiến,….)

Ngược lại, nhà tuyển dụng cũng đang mua bán trên thị trường tuyển dụng, tức là họ đang mua thời gian, công sức và trí óc của người lao động, với chi phí liên quan tới tiền bạc (là đồng lương và thưởng,..) và những chi phí không liên quan tới tiền bạc (thời gian đào tạo, training,…)

Vậy, như các bạn thấy, việc tuyển dụng của doanh nghiệp và người lao động hoàn toàn là quá trình mua bán – trao đổi, chứ không ai “xin” và “cho” ở đây cả.

Đến đây sẽ có bạn thắc mắc rằng “nếu tôi chưa ra trường, đang đi tìm kiếm vị trí thực tập để lấy kinh nghiệm, và trong một số trường hợp thì tôi chấp nhận không nhận lương để lấy được kinh nghiệm, thì đó không phải là “xin việc” thì là gì?

Thực chất, thì việc bạn chấp nhận thực tập không lương không hoàn toàn là quá trình xin việc, vì thực tế hai bên vẫn phải trao đổi các giá trị với nhau.

Với bản thân các bạn là ứng viên, các bạn đang đánh đổi thứ quan trọng nhất của mình – đó là thời gian và công sức – để có được vị trí đó.

Nếu bạn nào học kinh tế hẳn sẽ được học về khái niệm “chi phí cơ hội” – tức là với thời gian 8 tiếng mỗi ngày thực tập không công tại một công ty nào đó, tôi hoàn toàn có thể dành 8 tiếng đó để đi phục vụ nhà hàng, quán trà sữa, đi ship đồ, làm grab chở xe…. Và kiếm ra thu nhập từ những việc đó.

Nhưng đổi lại, thứ mà các bạn nhận được khi đi làm không công (hoặc với mức hỗ trợ rất ít đó) tại các công ty, lại là những thứ quý giá hơn rất nhiều so với những đồng tiền, thứ mà ai khi mới bắt đầu sự nghiệp cũng đều thiếu – đó là kinh nghiệm, kỹ năng và các mối quan hệ.

Còn đổi lại, phía công ty thực tế cũng phải đánh đổi một số thứ khi tuyển những thực tập sinh, cộng tác viên không lương (chứ không hoàn toàn là “free”, không mất gì như nhiều bạn nghĩ).

Đó là công sức, thời gian huấn luyện và đào tạo các bạn; đó là thời gian và công sức quản lý cấp dưới của những nhân sự cấp cao hơn, nhân sự quản lý của công ty đó (và thời gian của họ thì công ty đang phải bỏ tiền ra, thậm chí bỏ nhiều tiền là đằng khác).

Trên đây là một số suy nghĩ của anh về đa số các mối quan hệ trên thị trường lao động hiện nay – không ai “cho” ai và “xin” ai cả, mà đây hoàn toàn là mối quan hệ mua bán – trao đổi, một hợp đồng lao động/cộng tác/thực tập sẽ được ký khi hai bên “thuận mua, vừa bán” – doanh nghiệp có cái chúng ta cần, và chúng ta có cái mà các doanh nghiệp cần.

Đương nhiên, anh không hề cổ vũ việc chúng ta phải có thái độ kiêu căng, đòi hỏi hơn ở nhà tuyển dụng (điều sẽ hại các bạn nhiều hơn khi bước vào bất kì môi trường làm việc nào), mà ở đây anh chỉ muốn chỉ với mọi người trong cộng đồng mình một lầm tưởng rất lớn trong cách mà đa số mọi người đang tư duy rằng mình “xin việc” chứ không đi “tìm việc”.

Trong phần tiếp theo thì anh sẽ chia sẻ với cả nhà thêm về những tác hại của tư duy “xin việc” này đối với bản thân của chính chúng ta, cũng như một số cách để chúng ta có thể dần dần thay đổi được suy nghĩ đã lạc hậu trong thời đại mới này nhé! 😉

Anh là Hưng Lưu, Founder cộng đồng CareerPrep – hiện đã có 7 năm kinh nghiệm Marketing / Business Consultant tại các công ty Startup Công nghệ, Giáo dục và cũng từng tự lập startup của riêng mình về ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP VÀ ỨNG TUYỂN.

Anh có khá nhiều bài viết chia sẻ về chủ đề ứng tuyển như CV, Email, cũng như các kinh nghiệm phát triển nghề nghiệp, các bạn có thể click vào profile của anh hoặc truy cập website của CareerPrep để xem lại các bài viết cũ của anh nhé.

Nếu bạn vẫn đang loay hoay trên con đường tìm việc hay tìm kiếm định hướng cho bản thân mình, hãy thử tham khảo ở nội dung này của CareerPrep nhé!

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

mức lương ngành Logistics

Mức lương ngành Logistics: Việc nặng lương cao?

Bên cạnh một số ngành nghề nổi bật hiện nay như Marketing, Sales, HR.. thì Logistics là 1 trong những ngành đang rất được săn đón. Có rất nhiều lý do mà nhiều bạn chọn

mức lương ngành IT

Mức lương ngành IT không phải ai cũng có?

IT (Information Technology) thường được biết đến với cái “Công nghệ thông tin”. Đây là 1 ngành nghề khá “hot” được nhiều bạn trẻ lựa chọn để theo đuổi. Không quá khó hiểu khi nhiều