Job Box #1: Kĩ năng cần thiết trong Marketing – làm thế nào để rèn luyện?

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Nhằm giúp các bạn tiếp cận với những cơ hội nghề nghiệp chất lượng, một chiếc Job Box xinh xinh sẽ được mở ra vào hàng tuần. Không chỉ mang đến những vị trí việc làm xịn xò từ Nam ra Bắc, Box còn chia sẻ những kinh nghiệm, kĩ năng và câu chuyện thú vị xoay quanh ngành nghề mà các bạn ứng tuyển. 

Để “khai trương” chuyên mục thú vị này, Job Box sẽ “khui” ra một số phương pháp để rèn luyện những 3 kĩ năng sống còn khi dấn thân vào Marketing, dựa trên quan sát và trải nghiệm của Box: Thấu hiểu khách hàng (Customers Understanding), Sáng tạo (Creativity) và Phân tích số liệu (Data Analysis)

Xem thêm: Chưa có kinh nghiệm, viết CV như thế nào?

Thấu hiểu khách hàng – kĩ năng cần thiết nhất trong Marketing

Nếu nghe đến từ Marketing thì chắc ít nhất một lần bạn cũng nghe đến từ Insight. Không phải ngẫu nhiên những nhãn hàng lớn có thể tung ra những chiến dịch Marketing làm thay đổi cuộc chơi như OMO với “Dirt is Good”, Biti’s với “Đi Để Trở Về” hay Generali với “Sống Như Ý”. Cội nguồn của những ý tưởng đắt giá đó chính là việc thâm nhập và hiểu sâu những suy nghĩ thầm kín của khách hàng mục tiêu. 

Kể cả việc bạn không là thành viên của phòng ban Marketing cho một nhãn hiệu có tên tuổi từ trước, kĩ năng thấu hiểu khách hàng cũng vô cùng quan trọng. Đã bao giờ bạn viết rất nhiều content, triển khai trên nhiều kênh khác nhau nhưng vẫn không ra đơn? Đã bao giờ công ty bạn bỏ ra hàng đống tiền bạc để chạy quảng cáo, booking KOLs, PR trên các trang báo lớn nhưng vẫn không thể đưa data về cho phòng Sales? Một trong những nguyên nhân chính là việc vô tình hay hữu ý bỏ qua bước thấu hiểu và xây dựng cụ thể chân dung của từng tập khách hàng mục tiêu.

Kĩ năng thấu hiểu khách hàng, nói rộng ra là thấu hiểu con người chưa bao giờ dễ dàng với bất cứ ai, vì có nhiều lúc những gì họ làm không phản ánh những gì họ nghĩ. Việc hiểu khách hàng không phải ngày một ngày hai. Đó là kết quả của những chuỗi ngày quan sát, lắng nghe, trò chuyện,…với không chỉ họ mà còn những người xung quanh họ. 

Bởi thế, đi thực tế nhiều, lăn lộn giữa cuộc đời sẽ giúp cho bạn có vốn hiểu biết nhất định về con người. Một phương pháp mà mình thấy nhiều Marketers đang và có mong muốn làm ngành FMCG (Fast Moving Consumer Goods) thường làm là đi các đại lí, chợ, siêu thị để quan sát hành vi mua và trò chuyện với họ.

Thậm chí, để giải case về một sản phẩm traveling app – ứng dụng di động với tính năng đặc biệt: chuyên tìm kiếm địa điểm sửa xe và gửi xe, một đội thi Marketer trẻ đã tự trải nghiệm tình huống thủng lốp xe giữa thời tiết nắng nóng để thấu hiểu cảm giác của khách hàng mục tiêu. 

Bên cạnh đó, việc đọc những cuốn sách về tâm lí và hành vi con người cũng giúp bạn rèn luyện kĩ năng này. Một số đầu sách mà mình từng được các tiền bối gợi ý và đã đọc qua như Tâm lí học hài hước, Chúng ta quyết định như thế nào, Bản thiết kế của trí tuệ nhân loại,…sẽ phần nào giải thích được cho các bạn thấy lí do đằng sau những điều chúng ta nghĩ hay chúng ta làm.

Mình còn nhớ cái cảm giác rùng mình khi tác giả của cuốn Bức xúc không làm ta vô can mổ xẻ nguyên nhân về việc vì sao con người có xu hướng tập trung vào những tin tức tiêu cực và gây phẫn nộ như thế này hơn là những tin tức tốt.

Một nguồn uy tín để các bạn có thể rèn kĩ năng đào sâu insight khách hàng nữa chính là các báo cáo về hành vi người tiêu dùng của Nielsen, Kantar,…thường được cập nhật trong các cộng đồng Marketing hoặc trên website nhé!

Cuối cùng, mình sẽ tiết lộ những vị trí Marketing đang tuyển tại Hà Nội để các bạn có cơ hội rèn luyện cũng như áp dụng kĩ năng thấu hiểu khách hàng trong thực tiễn nhé.

  1. Các vị trí: Account Executive, Copywriter, Graphic Designer, Digital Executive

  1. Các vị trí: Content Marketing, Graphic Designer, chuyên viên tư vấn Digital Marketing. quản trị Fanpage, 

  • Công ty: Clever Group
  • Hình thức: Full-time
  • Deadline: 31/3/2021
  • Gửi CV về gmail: hr@cleverads.vn
  • JD: https://bit.ly/3bKGHXr

 

      3. Các vị trí: Market Research & Idea creator, Marketing online

Nếu các bạn có những phương pháp nào thú vị để cải thiện kĩ năng thấu hiểu người tiêu dùng hoặc chỉ đơn giản là có hứng thú với những kĩ năng khác khi làm Marketing thì bình luận phía dưới để mình có động lực chia sẻ ở những post tiếp theo nhé!


Nếu bạn đang loay hoay trên con đường tìm việc hay tìm kiếm định hướng cho bản thân, hãy thử tham khảo ở nội dung này của CareerPrep nhé!

công việc đầu tiên của Hưng

Về tác giả bài viết

Hưng Lưu, một Marketers đã có gần 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, khởi nghiệp,… Hiện tại anh đang là giám đốc Marketing tại BHL Education – một trong những tập đoàn đầu tư giáo tư lớn nhất tại Việt Nam. 

Anh là admin tại cộng đồng Insights & Advancements – Tâm sự chuyện “Nghề”

Đọc thêm về kinh nghiệm làm việc của tác giả tại đây

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu

Đơn nhiệm hay Đa nhiệm?

Trong rất nhiều bài viết về phát triển sự nghiệp, chúng ta thường gặp các lời khuyên mẫu mực và điển hình kiểu “phải thật xuất sắc trong 1 lĩnh vực để có thể trở

deal lương cho du học sinh

Đi du học về sẽ dễ deal lương cao hơn?

Bỏ ra một khoản tiền khổng lồ sau nhiều năm du học, vậy nên khi trở về nước, du học sinh nào cũng mong muốn nhận được mức lương xứng đáng, thậm chí được các nhà tuyển dụng trải thảm đỏ mời đến làm.