Tâm lý deal lương thông thường: Bỏ ra một khoản tiền khổng lồ sau nhiều năm du học, vậy nên khi trở về nước, du học sinh nào cũng mong muốn nhận được mức lương xứng đáng, thậm chí được các nhà tuyển dụng trải thảm đỏ mời đến làm. Và trên thực tế, mong muốn đó hoàn toàn thỏa đáng và thị trường lao động cũng sẵn sàng trả lương cao hơn cho du học sinh, nhưng đó là câu chuyện xảy ra vào…khoảng 10 – 20 năm trước – khi mà các trường đại học, khóa đào tạo,… vẫn còn hạn chế và nhân lực chất lượng cao vẫn còn khan hiếm.
Vậy vào thời điểm hiện tại thì sao? Liệu đi du học về có tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động đầy khốc liệt và biến động không ngừng tại Việt Nam?
Câu trả lời là vừa có vừa không. Vậy có khi nào và không khi nào?
Đầu tiên phải khẳng định, bằng cấp vẫn đóng vai trò quan trọng trong hồ sơ ứng tuyển của các bạn, và với bằng cấp tốt hơn thì chắc chắn bạn sẽ được offer mức lương cao hơn. Nhưng những bằng cấp nào thì sẽ tạo nên sự khác biệt cho việc ứng tuyển?
1. Tại sao du học sinh không tạo ra lợi thế khi ứng tuyển?
Lý do thứ nhất, tiếng Anh và sự năng động – những thứ được đánh giá là đặc điểm của du học sinh – đã không còn là điều hiếm có khó tìm với sinh viên trong nước.
Với sự phát triển của kinh tế, đầu tư cho giáo dục ngày một mạnh mẽ thì giờ đây thế hệ sinh viên Gen Z đã thực sự rất xuất sắc trong tiếng Anh và cả sự năng động của mình – một điều mà nhóm sinh viên Gen Y hồi xưa rất ít người có vì sự hạn chế về lựa chọn giáo dục cũng như các cơ hội ngoại khóa.
Chính vì sự đại trà của nhóm kỹ năng toàn cầu là ngôn ngữ và năng động đã không còn là điểm hiếm có khó tìm nên nhóm du học sinh không còn được ưu ái như cách đây 10 – 20 năm trước, vì vậy sự khác biệt về mặt mức lương sẽ không phải quá lớn
Đọc thêm: Chưa có kinh nghiệm viết CV như thế nào
Lý do thứ hai, nhà tuyển dụng đang ngày càng coi trọng kinh nghiệm hơn là bằng cấp và những thứ này thì các sinh viên trong nước lại có lợi thế hơn là du học sinh vì cơ hội sinh làm thực tập sinh hay part time thì dễ hơn ở nước ngoài rất nhiều
Đọc thêm: Sinh viên mới ra trường có nên deal lương
2. Vậy khi nào du học sinh tạo ra lợi thế khi ứng tuyển?
Như đã nói, bằng cấp vẫn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là bằng cấp đến từ nước ngoài – nhưng bằng cấp đó sẽ chỉ thực sự tạo ra khác biệt khi:
- Bằng cấp của bạn đến từ các trường Đại học lớn, top của quốc gia hay top của khu vực (VD: Châu á: National University of Singapore, Tokyo University, Peking University,….)
- Bằng cấp của bạn là bằng hệ sau đại học (thạc sĩ, MBA) và là bằng đến từ các trường đại học nổi tiếng – vì việc đi học hệ sau đại học bây giờ cũng là một điều phổ biến và nhà tuyển dụng thì vẫn coi trọng kinh nghiệm hơn, nên trừ khi các bạn có một bằng thạc sĩ hay MBA đến từ top universities, còn không thì sự khác biệt cũng không quá nhiều
Đọc thêm: 5 bước giúp bạn xây dựng career path
- Bằng cấp + kinh nghiệm làm việc nước ngoài: Với trường hợp này thì bằng cấp của chúng ta không cần phải đến từ trường top vì như đã nói nhà tuyển dụng coi trọng kinh nghiệm làm việc và điều đó đã được thể hiện trong việc bạn đã từng làm việc tại nước ngoài. Điều cần lưu ý là kinh nghiệm này phải là kinh nghiệm văn phòng (VD: thực tập sinh tại một công ty agency marketing, một công ty tài chính, bán lẻ,…) chứ không phải kinh nghiệm tay chân (phục vụ bàn, customer service,…)
Đọc thêm: 3 bước làm đẹp CV ấn tượng từ khi còn sinh viên
Với những phân tích trên thì CareerPrep không bác bỏ hoàn toàn lợi thế của việc du học, tuy nhiên chúng ta không nên trông chờ quá mức là lợi thế sẽ thực sự khác biệt so với học sinh trong nước. Du học chỉ mở thêm một cánh cửa, việc nó có dẫn tới tương lai tươi sáng không sẽ còn phụ thuộc vào năng lực, khả năng phát triển bản thân của các bạn nữa.
Vì vậy hãy không ngừng trau dồi mỗi ngày để gia tăng khả năng của mình nhé vì đó sẽ là lợi thế lớn nhất khi ứng tuyển chứ bằng cấp sẽ chỉ là phần “nice to have” – bổ sung thêm cho chúng ta thôi.