Cần làm gì để thăng tiến?

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Dù là người mới bước chân vào môi trường đi làm, hay là người đi làm lâu năm, ai cũng muốn thăng tiến trong công việc. Lý do đơn giản nhất bạn có thể nghĩ đến đó là thăng tiến đồng nghĩa với việc tăng thu nhập, chưa kể đến những yếu tố khác như tăng quyền lực, kinh nghiệm hay vô vàn những trải nghiệm thú vị khác.

Thế nhưng, để lên chức trong môi trường công sở không phải là điều dễ dàng một chút nào, kể cả với những người đã đi làm một vài năm.

Ai ai cũng muốn thăng tiến, nhưng vị trí quản lý thì thường có giới hạn. Vì vậy việc thăng tiến đòi hỏi một số “mưu mẹo”. Dưới đây là một số cách để các bạn có thể thăng tiến trong công việc, cả cách “tồi” lẫn cách “tốt” luôn:

3 cách “tồi” để thăng tiến

1. Thăng tiến một cách “bị động”

thăng tiến
Nguồn: Unsplash

Rất đơn giản, bạn chẳng cần đòi hỏi sếp cái gì, cứ thầm lặng làm việc và cống hiến và “hi vọng” rằng sếp sẽ “nhận ra” những đóng góp thầm lặng của bạn rồi quyết định trao nhiều quyền lực cho bạn hơn bằng cách thăng tiến. Cách này có thể sẽ hoạt động nếu bạn đang làm trong một tổ chức, công ty đang đi lên, cả về tình hình kinh doanh và cơ cấu tổ chức (số nhân sự).

Nhưng bạn hãy chuẩn bị tinh thần và đừng quá thất vọng nếu không được thăng tiến nhé, vì đơn giản là… bạn có thể hiện mong muốn đó rõ ràng với sếp đâu!

2. Yêu cầu sếp “thăng tiến” cho mình

thăng tiến
Nguồn: Unsplash

Ở đây là việc bạn chủ động đề bạt với sếp về việc muốn được thăng tiến – đây là cách khá tồi, vì tâm lý chung của những người làm sếp đó là “anh thăng tiến cho em vì anh thấy em xứng đáng và anh muốn trao nó cho em” chứ không phải “vì em muốn nó

Cách này khá rủi ro, đặc biệt là trong trường hợp sếp nói “không” với yêu cầu của bạn. Lúc này, sếp sẽ cảm thấy mắc nợ bạn trong suốt khoảng thời gian còn lại của bạn ở công ty. Điều này thường liên quan đặc biệt đến chiến lược dưới đây

3. “Em muốn nghỉ việc”

thăng tiến
Nguồn: Unsplash

Cách này liều nhất, nhưng tỷ lệ thành công nhiều lúc còn cao hơn hai cách bên trên, đặc biệt nếu bạn là người quan trọng với sếp.

Nhược điểm của cách này là gì? Bạn cần chuẩn bị…một công việc mới trong trường hợp sếp “lỡ gật đầu” đồng ý với đơn xin nghỉ việc của bạn.

Hãy nhớ rằng, trong một công ty thì các lãnh đạo cấp cao là gốc cây, các quản lý là cành cây còn nhân viên chỉ là lá cây thôi – tâm lý của các sếp nói chung sẽ là “Lá cây này rụng thì sẽ có lá khác mọc lên”

Vậy có cách nào để thăng tiến hiệu quả không?

Đương nhiên là sẽ có nhiều cách khác, và dưới đây là một trong số những cách đó:

Hãy “hợp tác với sếp” để được “lên hương” nhé! Hiển nhiên là bạn cần phải có một mối quan hệ tốt với sếp (thực tế thì đây là “điều kiện cần” cho tất cả thể loại thăng tiến).

Giả sử bạn có mối quan hệ tốt với sếp trong công việc. Sau đó, hãy mạnh dạn trình bày với sếp về mục tiêu của bạn trong vòng 12 tháng tới ở công ty đó là được thăng tiến. Hãy hỏi sếp của bạn một cách thành thật là: Bạn đang làm việc tốt hay không; có những điểm mạnh, điểm yếu gì? Tiếp đến, hỏi sếp rằng bạn cần làm những gì để được thăng tiến.

Mọi chuyện về sau sẽ đơn giản hơn: Lao ra làm việc và vượt kì vọng của sếp. Đừng quên thường xuyên hỏi sếp về tiến độ làm việc của mình trong suốt quá trình đó nhé, 1 tuần/lần là đủ.

Tóm lại, các bạn hãy nhớ một điều: Hãy làm sếp “muốn” thăng tiến cho bạn, chứ đừng dại đề bạt sếp thăng tiến hoặc dùng chiêu trò đòi nghỉ việc nhé các bạn!

P.S. Và nếu bạn chỉ mới là những cô cậu sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường thì hành trình “thăng chức” này còn rất nhiều chông gai đấy!

Khoan bàn đến chuyện chức vụ, điều quan trọng nhất bạn cần làm lúc này là định hướng cho mình một career path cũng như trang bị kỹ năng thật tốt.

Phải như thế mới có cơ hội trở thành ứng cử viên tiềm năng cho các vị trí cấp cao sau này. Vậy nên, hãy thử tham khảo nội dung này của CareerPrep nhé!

—————————

CareerPrep – Guide people to the right job

Một platform giúp giới trẻ định hướng công việc & cung cấp insights về ngành nghề.

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Chia sẻ là mất mát?

Xưa lúc còn làm giáo dục, mình có gặp 1 bạn đang là MKT & Sales Director của một hệ thống trường K-12 khá có tiếng ở TP HCM. Lúc đó, mình hào hứng share

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu