Bẫy tư duy khiến Marketers trẻ mãi ở level Trainee/Executive

bẫy tư duy Marketer

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Bài viết thuộc Series “Các sai lầm khiến các Marketers mãi dậm chân ở level Trainee/Executives.

Hi vọng chúng sẽ giúp bạn tự học Marketing tốt hơn.

Bài số 1: Bẫy tư duy khiến Marketers trẻ mãi ở level Trainee/Executive
Bài số 2: Marketer trẻ thiếu Logical Mindset
Bài số 3: Kỹ năng biết ưu tiên không phải ai cũng có
Bài số 4: Xây dựng giả định như nào cho đúng

 

————–

Các bẫy tư duy mà các Marketers cần tránh để có thể thăng tiến nhanh!

Sau 10 năm đi làm & đến tận giờ, Hưng nhận ra tiếp cận và để làm được marketing không quá khó nên có rất nhiều bạn trẻ chọn theo đuổi ngành này. Tuy nhiên, có những sai lầm về mặt tư duy mà Hưng bắt gặp với nhóm Marketing trainees/executives trở thành sự đặc thù “ai ở level này cũng đều mắc phải”. Thế nên, nhiều lúc Hưng luôn tự hỏi:

Chỉ cần có thêm điều gì, các Marketers trẻ sẽ được nhìn nhận năng lực dưới con mắt khác?

Bẫy tư duy số 1: Khả năng nhìn rộng (Big picture thinking)

– Case điển hình: “Mình chuẩn bị launch sản phẩm mới phân khúc giá hơi cao chút (tầm 3tr đổ lên), em thử đề xuất kế hoạch launching xem”

– Phản hồi: “Dạ em nghĩ mình nên chạy Facebook Ads, Google SEM, CPL thế này, Conversion Rate thế kia,…”

>> Tư duy level executives phổ biến: Làm Marketing chỉ lo đi thu hút (acquire) càng nhiều khách hàng càng tốt mà quên đi mất câu chuyện đường dài cần giữ chân họ như nào (retention), giữ chân để làm gì?

Tư duy chạy ads để tìm càng nhiều khách hàng nhất có thể không sai. Sai ở chỗ bắt đầu chạy ads nhưng không tính đến khách hàng nào tiềm năng nhất, bài toán đường dài là gì…Chúng ta dễ đâm đầu vào việc bắn bừa, chỉ quan tâm có nhiều người click nhất/mua hàng tại thời điểm đó là thành công mà bỏ quên câu hỏi “Rồi sao nữa?”:

Rồi họ có mua thêm những sản phẩm khác không? Rồi họ có tiếp tục ở lại giới thiệu sản phẩm của mình với những khách hàng khác không? Từ đó tính ra customer lifetime value, tạo tiền đề lựa chọn nhóm khách hàng nào nên đánh nhất trong ngắn hạn và dài hạn. Vì không phải lúc nào ngân sách cũng “không đáy” để chỗ nào cũng đánh được.

>> Cùng case trên với tư duy level cao hơn chút:

Ok, vậy thay vì chỉ nhìn vào ngắn hạn làm sao để đi nhanh nhất, có nhiều khách hàng nhất, các bạn leads sẽ tự hỏi làm thế nào để tìm ra khách hàng chất lượng của tôi nhất (ở lại với tôi lâu nhất, lifetime value là cao nhất). Vậy chúng ta hãy tư duy theo hướng khoan đã bắt họ bỏ tiền túi ra!

Nhìn vào sản phẩm mình đang bán là sản phẩm có mức giá cao. Mình tạm gọi đây là sản phẩm high-involvement – tức là khách hàng vì mua mặt hàng giá trị cao nên phải dành thời gian tìm hiểu thông tin rất kỹ trước khi mua.

-> Rất khó đùng 1 phát, mình chạy ads bảo người ta mua đi thì người ta sẽ mua. Họ cần 1 khoảng thời gian tìm hiểu bạn là ai, sản phẩm có gì đáng giá, khác biệt. Tóm lại, cái họ cần là sự tin tưởng về giá trị sản phẩm – kiểu từng đồng tôi bỏ ra là thật xứng đáng.

Vậy làm gì để họ tin tưởng hơn khi mình mới nhảy vào thị trường, tên tuổi còn yếu?

TƯ DUY CHIẾN LƯỢC ĐIỂN HÌNH SẢN PHẨM PHỄU – Hiểu đơn giản sản phẩm phễu là sản phẩm gần như không thu về được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nó chỉ phục vụ mục đích thu hút độ nhận diện & tăng tiếp xúc thương hiệu với người dùng để họ tin tưởng mình hơn.

Áp vào trường hợp này, thay vì bán sản phẩm cái *rụp*, mình có thể xây 1 vài sản phẩm free nhỏ để giveaway/ bán các mặt hàng giá thân thiện để tiếp cận nhiều khách hàng trước thì liệu bài toán có điểm sáng hơn đúng không?

Mình lấy vài ví dụ quen thuộc thường đập vào mắt chúng ta nhưng có thể ít ai nhận ra:

Mọi người có thấy có những mặt hàng shopee rẻ đến mức khó tin, thậm chí giống như là cho không chỉ 1.000đ. Vì vốn dĩ chúng sinh ra không phải để bán mà là để marketing, dụ dỗ mình vào cửa hàng xem có gì khác không đó.

Các viện thẩm mỹ, spa thường hay chọn giveaway về dịch vụ quần chúng như gội đầu, massage.. để sau khi mình đến trải nghiệm, hài lòng rồi thì họ sẽ bắt đầu tư vấn về các dịch vụ đắt tiền hơn như nâng cơ, trẻ hoá,…

Xem thêm: IMC plan là gì? Các bước để vẽ IMC plan? (+Template mẫu) – Tự học marketing

Nên nhớ, người Việt Nam mình thích miễn phí mà. Ai cũng muốn được ăn thật ngon để cảm thấy mình được lời.

Ngoài ra, nếu nhìn sâu hơn về giá trị lifetime, có thể những khách hàng mình thu hút từ sản phẩm phễu sẽ ở lại lâu hơn với thương hiệu, họ có thể tiếp tục mua sản phẩm 2, sản phẩm 3 nếu chúng tốt.

Thay vì tư duy acquisition kiểu rải thảm với chạy ads khắp nơi, post bài khắp nơi và chỉ quan tâm tới lượt mua lần đầu thì nếu deep dive nhìn dưới level leads, level business, nhìn theo lifetime value thì mình sẽ có thể action khác. Đó là một trong những quy tắc trong data-driven marketing mindset.

Hope It Helps.

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Nghịch lý của sự lựa chọn

Trong cuốn sách The paradox of choice – nghịch lý của sự lựa chọn của Barry Schwartz – 1 nhà tâm lý học người Mỹ – ông đã trích dẫn một công trình nghiên cứu

Đơn nhiệm hay Đa nhiệm?

Trong rất nhiều bài viết về phát triển sự nghiệp, chúng ta thường gặp các lời khuyên mẫu mực và điển hình kiểu “phải thật xuất sắc trong 1 lĩnh vực để có thể trở

cơ hội nghề nghiệp Marketing

Cơ hội nghề nghiệp Marketing – Cập nhật 2022

Không thể phủ nhận rằng ngành Marketing đang là ngành rất hot trên thị trường tuyển dụng. Bằng chứng là gần đây, nhiều trường Đại học đã công bố mức điểm chuẩn trúng tuyển năm

deal lương cho du học sinh

Đi du học về sẽ dễ deal lương cao hơn?

Bỏ ra một khoản tiền khổng lồ sau nhiều năm du học, vậy nên khi trở về nước, du học sinh nào cũng mong muốn nhận được mức lương xứng đáng, thậm chí được các nhà tuyển dụng trải thảm đỏ mời đến làm.

mức lương ngành IT

Mức lương ngành IT không phải ai cũng có?

IT (Information Technology) thường được biết đến với cái “Công nghệ thông tin”. Đây là 1 ngành nghề khá “hot” được nhiều bạn trẻ lựa chọn để theo đuổi. Không quá khó hiểu khi nhiều