05 thói quen xấu nơi công sở

thói quen

Chia sẻ bài viết

Tóm tắt mục lục

*Đang tuyển sinh*
– Khoá MARKETING TĂNG TRƯỞNG DÀNH CHO NEWBIE MARKETERS – Đi từ nền tảng đến tư duy tăng trưởng trong kinh doanh.
👉Đăng ký tại đây!

– Khoá DATA FOUNDATION FOR MARKETERS
đang mở đăng ký chính thức mùa 3. Xem thêm chi tiết!

Không ai trong chúng ta là không có thói quen xấu. Là dân văn phòng, bạn có bao giờ lâm vào cái cảnh đi tới đâu cũng bị xì xầm hay liếc xéo? Có khi nào tất cả đồng nghiệp đều “quên” rủ bạn đi tụ tập ăn chơi xem phim trà sữa các kiểu không? Bạn có bao giờ nghĩ rằng sếp mình lúc nào cũng quát nạt hay soi xét mình nhiều hơn những người khác?

Thực ra, không phải tự nhiên người ta ghét bạn đâu, có nguyên nhân cả đấy. Hãy xem bạn có mắc phải một trong những thói quen xấu gây đắc tội với mọi người tại văn phòng không nhé.

Thói quen 1: Thường xuyên ném vấn đề vào mặt người khác

Việc thường xuyên phàn nàn về một vấn đề nào đó với người khác tại nơi làm việc sẽ không chỉ làm họ cảm thấy khó chịu, mà còn góp phần tạo ra năng lượng tiêu cực và làm giảm năng suất lao động của những người khác.

Hãy thử mẹo sau nhé: Ví dụ khi website của công ty bạn gặp vấn đề, thay vì chỉ nói với sếp và đồng nghiệp là “Anh ơi website bên mình bị A, gặp chuyện B, trục trặc ở C,…” hãy thử cố gắng nêu lên nguyên nhân và giải pháp của mình: “Anh ơi website bên mình bị A, em nghĩ vấn đề có thể là B, và giải pháp mà em tính tới là C…”.

Xem thêm: Khi ứng viên chỉ muốn việc nhẹ lương cao – Nhà tuyển dụng nghĩ gì?

Thói quen 2: Hay trễ deadlines

Hầu hết chúng ta đã có những khoảnh khắc tại nơi làm việc mà chúng ta không thể làm việc với tối ưu hiệu suất mà mình đang có, dẫn đến việc không thể hoàn thành công việc đúng hạn. Và chắc chắn rằng thói quen trễ deadlines ấy sẽ trở thành cái gai trong mắt sếp và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của bạn tại công ty, bởi vì sẽ thật không công bằng cho chính bạn, sếp và đồng nghiệp của bạn nếu bạn chỉ ngồi một chỗ, không hoàn thành công việc mà vẫn được nhận lương.

Nếu bạn cảm thấy mình không thể hoàn thành khối lượng công việc khổng lồ thì hãy chia nhỏ chúng ta và đảm bảo rằng bạn xử lí gọn ghẽ từng công việc một.

Thói quen 3: Thường xuyên “lươn lẹo”

Tại nơi công sở, đôi khi chúng ta sẽ không thể tránh khỏi việc mắc những sai lầm. Trong những trường hợp ấy, có rất nhiều người đổ lỗi cho ngoại cảnh, thậm chí đổ lỗ cho đồng nghiệp thay vì sẵn sàng nhận trách nhiệm về bản thân mình. Bạn có thể bào chữa cho những lỗi lầm của mình một hai lần nhưng nếu hành động ấy liên tục lặp lại, bạn sẽ dần dần xây dựng hình ảnh mình là một người vô trách nhiệm.

Và CareerPrep Team nghĩ rằng không đồng nghiệp nào hứng thú khi làm việc với một người khác có tính cách như vậy. 

Xem thêm: Học kỹ năng gì đầu tiên khi bước vào trường đời?

Thói quen 4: Không dọn dẹp “bãi chiến trường” của bạn

Sau khi sử dụng cái gì đó tại nơi công sở, hãy dọn dẹp một sạch sẽ để đảm bảo rằng môi trường làm việc luôn luôn “trong lành”. Ví dụ như khi bạn ăn trưa xong, hãy luôn luôn tự nhắc mình phải vứt hộp cơm vào thùng rác và lau dọn bàn sạch sẽ như ban đầu. Hoặc trước khi ra về, hãy “quét mắt” qua một lượt góc bàn làm việc của mình nhé. Nếu trong trường hợp người khác phát hiện và nhắc nhở đống lộn xộn của bạn, hãy thành thật xin lỗi và hứa lần sau sẽ chú ý hơn trong hành vi của mình

Thói quen 5: Không sẵn sàng lắng nghe người khác

Ai cũng muốn mình là một người nổi bật trong công ty. Tuy nhiên, không phải cứ nói nhiều, cứ góp ý nhiều thì bạn sẽ ghi điểm trong mắt sếp. Việc bạn nói thao thao bất tuyệt và không dành thời gian để lắng nghe người khác tại buổi họp có thể dẫn đến việc những đồng nghiệp quay mặt đi với bạn.

Thay vào đó, hãy cố gắng đừng xen ngang hay ngắt lời khi người khác đang nói. Nếu bạn đồng ý với ý kiến của đồng nghiệp, đừng ngần ngại đưa cho họ một lời khen. Nếu bạn còn chưa hoàn toàn thuyết phục, hãy nhẹ nhàng góp ý nhé.

Xem thêm: Bàn luận về Mindset – “Thái độ quan trọng hơn trình độ”

Hi vọng rằng với những chia sẻ trên, các bạn có thể viết ra một cẩm nang cho mình để giúp bạn tránh khỏi những thói quen không tốt và có những tháng ngày bình yên nơi công sở nhé!

————————-

CareerPrep Team xin cám ơn bạn đọc đã ghé thăm bài viết của chúng mình.

Chúng mình mong rằng bạn đọc note được một vài điều food-for-thought cho mình để khéo léo ứng biến với 1001 tình huống khó xử nơi làm việc nhé!

CO-FOUNDER CAREERPREP

Lưu Đình Hưng, hiện tại đang là Growth & Marketing Manager tại ví MoMo, với hơn 10 năm kinh nghiệm làm Marketing từ Startup, Big Corp và cả top Marketing Agency.

Career Prep là nơi Hưng chia sẻ lại các nội dung Marketing & insights về nghành nghề-ứng tuyển dành cho các bạn trẻ mới đi làm

Kết nối với Hưng & CareerPrep tại: LinkedinTiktokFacebookGroupFanpage

Chỉ tốn 1 buổi để có ngay CV & Linkedin chuyên nghiệp trong series “ứng tuyển cấp tốc”.

Tìm hiểu tại đây!

Có thể bạn sẽ thích

Đơn nhiệm hay Đa nhiệm?

Trong rất nhiều bài viết về phát triển sự nghiệp, chúng ta thường gặp các lời khuyên mẫu mực và điển hình kiểu “phải thật xuất sắc trong 1 lĩnh vực để có thể trở

cơ hội nghề nghiệp Marketing

Cơ hội nghề nghiệp Marketing – Cập nhật 2022

Không thể phủ nhận rằng ngành Marketing đang là ngành rất hot trên thị trường tuyển dụng. Bằng chứng là gần đây, nhiều trường Đại học đã công bố mức điểm chuẩn trúng tuyển năm

deal lương cho du học sinh

Đi du học về sẽ dễ deal lương cao hơn?

Bỏ ra một khoản tiền khổng lồ sau nhiều năm du học, vậy nên khi trở về nước, du học sinh nào cũng mong muốn nhận được mức lương xứng đáng, thậm chí được các nhà tuyển dụng trải thảm đỏ mời đến làm.

mức lương ngành IT

Mức lương ngành IT không phải ai cũng có?

IT (Information Technology) thường được biết đến với cái “Công nghệ thông tin”. Đây là 1 ngành nghề khá “hot” được nhiều bạn trẻ lựa chọn để theo đuổi. Không quá khó hiểu khi nhiều

cover letter

Làm thế nào để viết Cover Letter?

Chắc hẳn khi đi apply vào một vị trí công việc, bạn đã từng nghe qua về cụm từ “Cover Letter”. Nhưng lại có khá nhiều bạn vẫn chưa hiểu về Cover Letter và cách